Saturday, October 11, 2008

Green marketing -Tuyệt chiêu thời “ô nhiễm”?

Những ngày tháng 9 oi bức vừa qua, giới làm marketing trong nước “nhận” được hai bài học quý giá liên quan đến môi trường và sự phát triển bền vững.

Ở trong nước, báo chí liên tục đưa tin trường hợp Công ty Vedan, sau nhiều năm “tiết kiệm” chi phí môi trường bằng biện pháp xả thẳng ra kênh Thị Vải nước thải chưa qua xử lí, đã bị các cơ quan quản lý môi trường phanh phui.

Ở ngoài nước, người tiêu dùng sữa Trung Quốc và các nước xung quanh trở nên hoảng loạn sau vụ việc 6.000 trẻ em phải nhập viện do dùng sữa bột của Tập đoàn Tam Lộc có chứa chất melamine gây sạn thận, ít nhất bốn trẻ đã tử vong.

Có thể nhìn các vụ việc này từ nhiều khía cạnh khác nhau, nhưng trên “góc độ xanh”, giới marketer hẳn sẽ rút ra những kinh nghiệm thấm thía…

Marketing xanh (Green Marketing)

Marketing môi trường – Marketing sinh thái là những thuật ngữ tương đồng dùng để chỉ hoạt động marketing các loại sản phẩm được cho là tốt cho môi trường. Marketing xanh bao gồm hàng loạt các hoạt động doanh nghiệp từ thay đổi thiết kết sản phẩm, quy trình sản xuất, bao bì đóng gói, kể cả hoạt động quảng cáo… nhằm đáp ứng “nhu cầu xanh” của người tiêu dùng và xã hội, từ đó tạo lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp trước các đối thủ.

Trong thế giới kinh doanh thế kỷ XXI, khi nhân loại đang phải đối mặt với những thách thức lớn từ môi trường, thay đổi khí hậu, dịch bệnh… thì marketing xanh đang là một chiến lược được nhiều hãng vận dụng hiệu quả.

Chữ xanh từ đâu ra?

Hãy cùng quay trở lại những năm 90 của thế kỷ trước, thời điểm các quốc gia, sau những năm vật lộn với tăng trưởng kinh tế đã dần ý thức được tầm quan trọng của sự phát triển bền vững và bảo vệ môi trường.

Những “phong trào xanh” bắt đầu nổi lên và dần trở thành xu hướng toàn cầu, cùng với sự xuất hiện ngày càng nhiều của những khái niệm mới như thực phẩm xanh, đồ gia dụng xanh, công xưởng xanh… đã thúc đẩy hoạt động “tiêu dùng xanh” tiêu dùng những sản phẩm không có hại cho môi trường gia tăng mạnh mẽ. Nhiều học giả đã dự báo rằng thế kỷ 21 này sẽ là “thế kỷ xanh” và nhân loại đang cùng nhau bước vào “thời đại xanh”.

Trong bối cảnh đó, marketing xanh, được xem là một hiện tượng mới ngược với marketing truyền thống, dần phát triển mạnh mẽ và có ảnh hưởng vô song tới hoạt động thương mại quốc tế.

Nhiều chuyên gia cho rằng, sự gia tăng của hoạt động marketing xanh bắt nguồn từ ba nguyên nhân chính sau:

(1) “phát triển bền vững” trở thành mối quan tâm hàng đầu của nhân loại, chính phủ các nước xây dựng hệ thống luật pháp điều chỉnh về môi trường với những quy định nghiêm ngặt;

(2) sự “thức tỉnh lương tâm bảo vệ môi trường” thúc đẩy phong trào “tiêu dùng xanh” phát triển;

(3) sự tồn tại của hệ thống “hàng rào kỹ thuật” trong thương mại quốc tế dưới cái ô “môi trường xanh”.

Quy trình cơ bản

Có thể chia marketing xanh làm hai công đoạn chính: chuẩn bị và đưa sản phẩm ra thị trường.

Công đoạn chuẩn bị bao gồm các hoạt động thu thập thông tin dữ liệu, định vị và phát triển “sản phẩm xanh”. Đây là một quá trình phức tạp nhưng đóng vai trò tiên quyết cho sự thành công của chiến lược marketing xanh, gồm ba khâu chính: thiết kế, sản xuất và đóng gói sản phẩm xanh.

Trong khâu thiết kế, doanh nghiệp cần chú ý tới nguyên tắc 3R (Reduction - giảm thiểu vật liệu và nhiên liệu đầu vào, Reuse tái sử dụng và Recycling - tái chế). Trong khâu sản xuất, doanh nghiệp cần đảm bảo sử dụng công nghệ và kỹ thuật sạch, không ô nhiễm, sản phẩm sản xuất ra không có hại cho môi trường và sức khỏe con người. Còn với khâu đóng gói, cần sử dụng loại bao bì không gây độc hại và có khả năng tái chế.

Công đoạn đưa sản phẩm ra thị trường bao gồm một loạt các hoạt động sau: ấn định “mức giá xanh”, thiết lập các “kênh phân phối xanh” và tiến hành các hoạt động yểm trợ marketing xanh. Theo một số chuyên gia, yểm trợ khuyến mãi là các hoạt động đóng vai trò quan trọng cho thành công của marketing xanh trong công đoạn này, các marketer cần phải tạo dựng được “hình ảnh xanh” cả về sản phẩm và doanh nghiệp.

Cái bẫy marketing thiển cận

Như phân tích trên đây, marketing xanh phải đảm bảo hai mục tiêu: cải thiện chất lượng môi trường và thỏa mãn nhu cầu khách hàng. Trên thực tế, việc quá tập trung vào yếu tố môi trường mà lãng quên mục tiêu “thỏa mãn nhu cầu khách hàng” chính là nguyên nhân thất bại của nhiều chiến lược marketing xanh. Dưới đây là một ví dụ điển hình:

Sau khi Nghị định thư Montreal về việc loại bỏ khí CFC hoàn toàn vào năm 2000 được ký kết năm 1987, Whirlpool (Mỹ) đã nhanh chóng tung ra thị trường tủ lạnh Energy Wise, thiết bị làm lạnh đầu tiên không sử dụng khí CFC và sử dụng năng lượng hiệu quả hơn 30% so với mức tiêu chuẩn cao nhất của Cơ quan Năng lượng Mỹ.

Một sáng kiến vĩ đại thời bấy giờ, tuy nhiên, doanh số bán Energy Wise lại mau chóng sụt giảm, vì lợi ích từ tiết kiệm năng lượng không đủ bù đắp mức giá tăng từ 100 đến 150USD khi đó, đặc biệt là tại thị trường không được trợ giá.

Bên cạnh đó, loại tủ lạnh mới này lại không có những chức năng bổ sung hay những kiểu dáng mới mà người tiêu dùng Mỹ mong đợi. Thất bại của Energy Wise cho thấy, trong chiến lược marketing xanh, người tiêu dùng phải giữ vị trí trung tâm.

Người tiêu dùng là trung tâm

Những nghiên cứu marketing hiện đại đã chỉ ra rằng người tiêu dùng, trước hết là cư dân tại các nước phát triển đang ngày càng có ý thức hơn về các vấn đề môi trường. Thỏa mãn “nhu cầu xanh” của người tiêu dùng và của xã hội là mục tiêu lớn nhất mà marketing xanh hướng tới.

Tuy nhiên, một trong những thách thức lớn nhất với các marketer là làm sao kết hợp được giữa nhu cầu “bảo vệ môi trường” với những nhu cầu cơ bản khác của người tiêu dùng như tương quan chi phí hiệu quả, an toàn khi sử dụng, hiệu suất, giá trị biểu tượng và tiện nghi. Để thấy được tầm quan trọng của sự kết hợp này, có thể sử dụng một trong những ví dụ kinh điển của marketing xanh trường hợp bóng đèn huỳnh quang Philips.

Năm 1994, Philips tung ra thị trường EarthLight loại bóng đèn huỳnh quang CFL sử dụng năng lượng hiệu quả nhằm thay thế các loại bóng truyền thống. Tuy nhiên, hình dáng “cồng kềnh” của EarthLight khiến nó không thể thích nghi với các loại đèn thông thường, khiến doanh số bán của nó trên các thị trường nhanh chóng sụt giảm.

Sau khi thu thập thông tin, nghiên cứu phản hồi của người tiêu dùng, năm 2000 Philips lại tung ra sản phẩm với tên gọi mới Marathon. Nhà sản xuất đã sử dụng kiểu dáng thiết kế mới khiến bóng Marathon có khả năng thích nghi cao với các loại đèn truyền thống, đồng thời cam kết rằng sản phẩm này tiết kiệm năng lượng hơn 20USD so với loại bóng truyền thống. Bên cạnh đó, Marathon đã được dán nhãn Energy Star chứng nhận của Cơ quan Bảo vệ Môi trường Mỹ (EPA).

Nghiên cứu hoạt động marketing trong thời gian qua, nhiều chuyên gia cho rằng sự thành công của các chiến lược xanh liên quan rất nhiều tới những thông điệp marketing mang tính giáo dục, những slogan có khả năng kết nối được giữa đặc tính của sản phẩm xanh và những giá trị mà người tiêu dùng mong muốn. Các chương trình marketing xanh được xem là thành công khi tác động được tới hiểu biết của khách hàng khiến họ nhận ra lợi ích của các sản phẩm xanh.

Marketing xanh tại Việt Nam

Giống như nhiều nước đang phát triển khác, Việt Nam hiện đang phải đối mặt với tình trạng ô nhiễm môi trường tương đối nặng nề và hơn lúc nào hết vấn đề trách nhiệm xã hội của các nhà sản xuất, các hãng kinh doanh đang được bàn luận rất nhiều trên hệ thống truyền thông trong nước.

Một điều dễ nhận thấy là công tác quản lý nhà nước về môi trường ở Việt Nam càng ngày càng trở nên chặt chẽ và hoàn thiện hơn, kể cả trên phương diện hệ thống luật pháp, các cơ quan đặc trách về môi trường và những biện pháp nghiêm khắc nhằm vào Công ty Vedan vừa rồi dường như chỉ là sự mở màn.

Có thể xem đây là hồi chuông cảnh báo nhằm vào những marketer, manager “truyền thống” nhưng mặt khác cũng là lúc cho các ý tưởng sáng tạo tung tuyệt chiêu. Một chiến lược marketing xanh hợp lý vào thời điểm này, khi cả xã hội, chính phủ, truyền thông và người dân đang sôi sục với vấn đề môi sinh, sẽ không chỉ giúp doanh nghiệp cải thiện hình ảnh mà còn tạo ra nhiều lợi ích khác.

Như đã nói ở trên, điều cốt lõi của mọi chiến lược marketing xanh là đặt người tiêu dùng ở vị trí trung tâm, thức tỉnh và thỏa mãn nhu cầu xanh của họ. Thế nhưng trong thời gian qua, thái độ của các doanh nghiệp trong nước với chủ đề xanh còn mang tính đối phó, với quan niệm rằng “môi sinh” là trách nhiệm và gánh nặng của doanh nghiệp.

Một trong những chiến lược xanh mang tính chủ động trong thời gian qua, được truyền thông đề cập nhiều là trường hợp Tập đoàn Siêu thị Metro quyết định bán túi cói cho khách hàng thay vì cung cấp miễn phí túi nilon cho họ như trước.

Nhiều chuyên gia cho đây là một quyết định “chủ động đón đầu” của doanh nghiệp (xu hướng cấm sử dụng túi nilon đang trở nên phổ biến ở nhiều nước trong khu vực và trên thế giới), hướng tới đánh thức nhu cầu xanh của người tiêu dùng và cải thiện hình ảnh doanh nghiệp với xã hội.

Tuy nhiên bên cạnh đó, cũng có ý kiến cho rằng phương án của Metro, bán túi thay vì cung cấp miễn phí bao nilon, có thể sẽ gây ra phản ứng tiêu cực của khách hàng do lợi ích trước mắt của họ bị ảnh hưởng. Phải chăng đã đến lúc hệ thống cần có những điều chỉnh nhằm hoàn thiện chiến lược xanh, cũng như để tránh rơi vào bẫy green marketing myopia?

Marketing Magazine

Friday, October 10, 2008

Truyền thông tương lai: Quảng cáo vẫn có "đường sống"

Hiểu và nắm rõ được giá trị của sự "đồng tình" từ khách hàng, những người làm quảng cáo sẽ có trong tay một vũ khí lợi hại để tạo uy tín và niềm tin của khách hàng vào thương hiệu. Nội dung khác của cuộc bàn tròn về các vấn đề của truyền thông thế giới với sự tham gia của các nhà lãnh đạo truyền thông sừng sỏ vừa qua.

David Kenny, Chủ tịch kiêm CEO của Digitas Inc: Thực tế, những nhà quảng cáo đã đầu tư khá nhiều tiền để xây dựng mối quan hệ với khách hàng, hy vọng khách hàng sẽ cảm thấy thân thiện với sản phẩm và mua chúng nhiều hơn. Do đó, chúng tôi đánh giá rất cao quyền hạn của công chúng khi tiếp cận những quảng cáo đó.

Trong xu thế xã hội hoá báo chí, quảng cáo sẽ đi theo hướng lấy khán giả làm trọng, nắm bắt thị hiếu công chúng chứ không phải có gì phát nấy, có gì phô nấy như hiện nay.

Những đối tác cung cấp dịch vụ quảng cáo của chúng tôi từng có một cuộc thảo luận sâu về thúc đẩy quyền tự quyết của công chúng trong kinh doanh quảng cáo.

Hiện nay, đa phần công chúng đều chưa tin tưởng vào hình ảnh cũng như thông điệp từ quảng cáo.

Tôi nghĩ công chúng muốn thấy thực lực nhà quảng cáo có thể đem lại cho người tiêu dùng những gì chứ không phải là những hình ảnh quảng cáo “ảo”, màu mè trên pano, truyền hình hay trên báo in.

Esther Dyson, EDventure Holdings: Online là món quà thời xã hội số ban tặng cho con người. Xuất hiện internet, cuộc tranh cãi sẽ còn tiếp tục theo hướng có nên đẩy tất cả quảng cáo lên mạng hay còn ở các phương tiện khác nữa. Và phương tiện quảng cáo trong tương lai là phương tiện được khách hàng lựa chọn vì có quảng cáo họ thích và ưng mắt.

Jane Friedman, Cựu Chủ tịch và Giám đốc HarperCollins: Tôi nghĩ rằng ngày nay khách hàng rất thông minh và cũng khó tính khi lựa chọn hàng hóa. Họ có thể lựa chọn rất nhiều sách kèm video cùng nói về một nội dung.

Sự thay đổi về sản phẩm của chúng tôi cũng có thể ảnh hưởng đến những người tiêu dùng và hẳn nhiên sẽ cung cấp cho họ những gì họ muốn.

Khi khách hàng xuất hiện nhu cầu về những sản phẩm mới thì ngay tức khắc chúng tôi phải nghiên cứu quảng cáo để đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Tuy nhiên, có bao nhiêu người trong chúng ta ở đây xem đủ 500 kênh truyền hình có kèm nội dung quảng cáo?

Brian Napack, Chủ tịch Macmillan: Thực tế của vấn đề này là trong kinh doanh phục vụ khách hàng, bạn không chỉ cho họ những nội dung mà họ muốn. Các mẫu thiết kế quảng cáo trong tương lai sẽ làm theo các nhu cầu của khách hàng.

Khi nhìn nhận khách quan về chính mình, mỗi một ngành công nghiệp đều cần điều chỉnh sao cho khách hàng luôn luôn là “thượng đế”: thứ “thượng đế” cần chúng ta phải có, nhưng thứ chúng ta có chưa chắc “thượng đế” đã cần.

Ví dụ, một tờ báo đã làm nhiều cách để bạn đọc tiếp cận nhanh với tờ báo, nhưng thị hiếu lại khác nhau, quan trọng là mỗi một đối tượng đều có ít nhất vài trang cho riêng họ.

David Kenny: Với tư cách là nhà quảng cáo, chúng ta đang hạnh phúc vì có nhiều phương tiện truyền thông đã và đang ăn nên làm ra nhờ quảng cáo. Tuy nhiên niềm vui ấy chỉ dành cho các “ông lớn”. Chúng tôi cũng đang rất vui mừng vì vài nhà quảng cáo nhỏ đã có những bước cải tiến để mở thêm các mô hình quảng cáo.

Tôi biết sẽ còn mất công, mất việc cho việc hình thành một số mô hình quảng cáo. Những người thắng sẽ thắng. Những người rơi ra sẽ rơi ra. Nhưng có tính cạnh tranh trong một không gian mở, thị trường minh bạch sẽ rất tốt cho việc đầu tư của chúng tôi để tiếp cận với những người tiêu dùng vốn càng ngày càng khó tính.

Trong tình hình hiện nay, việc xây dựng thương hiệu bằng quảng cáo là chưa đủ. Do lượng thông tin người tiêu dùng phải ghi nhận mỗi ngày đã quá tải, cơ hội để một quảng cáo trên báo hay tivi có đủ ấn tượng nhằm tác động và thuyết phục người tiêu dùng trở nên rất thấp.

Hiệu quả của các kênh truyền thông đã giảm sút một cách tệ hại, trong khi đó chí phí để đăng quảng cáo lại tăng cao đến mức khó có thể chấp nhận được.

Theo những nghiên cứu của Viện Gallup (Hãng nghiên cứu thị trường lớn nhất của Mỹ):

- Vào năm 1965, chỉ cần chạy một quảng cáo tivi 3 lần trong 3 ngày liên tục vào giờ cao điểm trên một kênh truyền hình quốc gia, thì có thể đạt được mức độ nhận biết thương hiệu của nhóm các bà nội trợ là 90%.

- Vào năm 2002, số lần chạy quảng cáo cần thiết để đạt được mức nhận biết 90% là 137 lần vào giờ cao điểm.

Mediapost

Bốn yếu tố tạo nên thành công cho hoạt động marketing

Những yếu tố quan trọng đem đến thành công cho hoạt động marketing (MO) là gì, và làm thế nào các công ty hàng đầu có thể quản lý và kết hợp các yếu tố hữu ích này? Để hiểu rõ hơn, gần đây Marketing Operations Partners đã thực hiện một cuộc thăm dò ý kiến của hơn 80 nhà lãnh đạo trong marketing.

Các kết quả quan trọng thu được từ cuộc tham dò.

Những người tham gia trong cuộc khảo sát đưa ra 4 yếu tố quan trọng tạo ra sự thành công cho MO:

Tính rõ ràng và kiên định trong tổ chức – các kinh nghiệm phải được chia sẻ, chiến lược marketing phải được xác định một cách rõ ràng và có cấu trúc mở, được truyền đạt một cách rõ ràng đến tất cả các thành viên, có tính thuyết phục, tất cả mọi người trong tổ chức phải nắm được mục tiêu của chiến lược.

Sự ủng hộ tích cực từ phía ban lãnh đạo, nhằm củng cố các giá trị của hoạt động marketing trong việc hoàn thành các mục tiêu của tổ chức.

Một nền văn hóa rõ ràng trong tổ chức, có khả năng khơi dậy và thúc đẩy nhiệt huyết của nhân viên trong công việc.

Các quy trình và công nghệ là công cụ đem đến khả năng thúc đẩy và duy trình sự hoàn hảo trong hoạt động marketing.

Để có cái nhìn sâu rộng hơn về chức năng hiện tại của hoạt động marketing, một cuộc khảo sát đã được thực hiện và được đánh giá theo những tiêu chuẩn của Marketing Operations Partners đã có được sự phản hồi từ hơn 80 công ty hoạt động trong lãnh vực công nghệ, Phần lớn những người tham gia đều là CMOs,VPs của các giám đốc marketing và giám đốc marketing của các tập đoàn, những người đảm nhiệm trọng trách cao trong hoạt động marketing tại các công ty nằm trong tốp 100, 500 và 1000 theo bình chọn của Fourtune.

MO là gì và tại sao nó lại quan trọng?

MO là một thuật ngữ, được định nghĩa theo những cách khác nhau trong mỗi tổ chức. Chúng ta định nghĩa MO như là một nguyên tắc sử sự, kỹ thuật, sự hướng dẫn và ngôn ngữ có tác dụng thúc đẩy các giá trị trong việc quản lý các hoạt động thuộc chức năng của marketing, biến hoạt động marketing trở thành trung tâm của mọi lợi ích và một hoạt động kinh doanh quan trọng. Mục đích của MO là thực hiện 2 nhiệm vụ sau đây một cách hiệu quả:

Hoàn thành các mục tiêu của tổ chức bằng việc củng cố các chiến lược và chiến thuật marketing với một cơ cấu tổ chức phù hợp tạo ra khả năng chống đỡ và thúc đẩy sự phát triển.

Nuôi dưỡng tính lành mạnh trong môi trường của tổ chức, một môi trường có tính hợp tác cao cả trong lẫn ngoài bộ phận marketing. Điều này, cho phép mọi người có thể đánh giá, giá trị của hoạt động marketing theo hướng lạc quan hơn và khuyến khích sự mạnh dạn trong công việc.

Câu hỏi là: Những yếu tố nào giúp MO thành công?

1. Xác định rõ ràng và tuân thủ chặt chẽ.

Để có được để có thể thực hiện các hoạt động marketing một cách tốt nhất, thì tính rõ ràng và kiên định trong hoạt động của tổ chức là cực kỳ quan trọng. Tất cả các nhân tố phải xoay quanh tầm nhìn và chiến lược chung, tạo ra khả năng thực hiện các hoạt động một cách nhất quán, xác định các hoạt động có liên quan và đem đến một hệ thống phản hồi từ khách hàng hiệu quả.

Với các công ty thực hiện hoạt động marketing tốt, luôn có một nền văn hóa ở cấp độ tập đoàn mà ở đó luôn có chỗ cho sự mạnh dạn. Trong ngắn hạn, sự thành công được lèo lái bởi những quy trình, giúp hòa nhập vào môi trường kinh doanh, một cấu trúc tổ chức được xây dựng phù hợp, hoạt động truyền thông rõ ràng và rộng khắp, và tiếp tục các luận điệu đầy kên định đến những người đứng đầu tổ chức.

2. Sự ủng hộ tích cực từ phía ban quản trị

Rõ ràng những người tham gia cuộc điều tra cảm thấy rằng, chức năng của hoạt động marketing có thể phát triển tốt nhất trong một môi trường, mà ở đó họ luôn có sự ủng hộ và hỗ trợ từ phía lãnh đạo. Trong viễn cảnh tốt nhất, hoạt động marketing cần phối hợp chặt chẽ với hoạt động bán hàng và phải được đánh giá cao trong tổ chức về khả năng đóng góp, và đem lại lợi ích.

Theo điều kiện lý tưởng, một CMO hay bất kỳ một người phụ trách marketing cấp cao nào phải coi mình như một khách hàng nội bộ, để xem xét các chiến lược chính, cũng như hoạt động marketing. Khi thực hiện điều này cũng cần xem xét đến bản chất của những vấn đề mà ban lãnh đạo quan tâm.

Để thực hiện mọi hoạt động một cách tốt nhất, thì chìa khóa chính là sự ủng hộ liên tục từ CEO và các thành viên khác của ban quản trị. Hoạt động marketing cần được thừa nhận như một tài sản quý giá tại cấp độ công ty. Nó cần chia sẻ tầm nhìn và mục tiêu của công ty với các bộ phận chức năng khác.

Với sự ủng hộ tích cực từ ban quản trị, chức năng của hoạt động marketing có thể tham gia vào nhiều công việc khác nhau cùng với các bộ phận chức năng khác như, xây dựng ý tưởng và phát triển sản phẩm mới, tham gia vào các dự án quan trọng ở tầm chiến lược….

3. Nuôi dưỡng môi trường văn hóa hỗ trợ

Cùng với việc xây dựng một cơ cấu tổ chức phù hợp và sự ủng hộ tích cực từ phía lãnh đạo, những người tham gia cuộc khảo sát cũng tin rằng, một môi trường văn hóa có tính tương hỗ trong tổ chức sẽ đem đến thành công cho hoạt động marketing. Khả năng hỗ trợ lẫn nhau, trước tiên sẽ đem đến hiệu quả cho hoạt động marketing và sau đó sẽ mở rộng sang các hoạt động khác tạo ra khả năng phối hợp giữa nhiều nhóm chức năng khác nhau như Sale,Tài chính và IT.

Trong những tổ chức thực hiện tốt các hoạt động marketing, đội ngũ nhân viên marketing luôn được đánh giá cao và được hỗ trợ đầy đủ, và những đóng góp của họ được thừa nhận một cách rộng rãi. Một môi trường văn hóa có tính giải trình rõ ràng và có khả năng tạo ra động lực làm việc tạo lên nền tảng của một môi trường mang đậm tính tương hỗ. Hoạt động bán hàng và hoạt động marketing luôn được kết hợp chặt chẽ với nhau và hỗ trợ nhau, điều này mang lại nhiều lợi ích hơn cho tổ chức.

4. Sự chọn lọc và kĩ thuật mang đến lợi ích cao

Khi các công ty thực hiện việc chọn lọc và áp dụng các kỹ thuật trong hoạt động marketing, họ nhận thấy rằng chi phí hoạt động sẽ được giảm thiểu và hiệu quả tăng cao hơn. Họ có thể xác định và loại bỏ các khoản đầu tư không cần thiết cho các kế hoạch nghèo nàn hoặc sự dư thừa nhân công. Họ có thể phá vỡ sự trì trệ trong hoạt động và nhận được các khoản tài trợ để thực hiện các hoạt động xúc tiến quan trọng có tính chiến lược. Những người tham gia cuộc khảo sát đưa ra những ý kiến riêng của họ.

* “Mọi thứ tiến triển tốt đẹp hơn vì chúng tôi có cùng quan điểm”.

* “Chúng tôi xây dựng các chiến lược, kế hoạch hành động hàng năm. Các kế hoạch này được dự trù rất chi tiết tạo thành những khuôn mẫu có thể lặp lại”.

* “Chúng tôi trở lên có tầm ảnh hưởng và hiệu quả hơn, và có một quy trình tốt để ngăn chặn những hoạt động không gia tăng giá trị”

* “Chúng tôi cạnh tranh lành mạnh và mạnh mẽ bằng phương pháp marketing kết hợp web, in ấn, và marketing trực diện”.

Với sự chọn lọc và áp dụng các kỹ thuật, giá trị của hoạt động marketing có thể được nhận diện và phát triển lâu dài.

Kết luận

Hoạt động marketing thành công đòi hỏi những mục tiêu rõ ràng, một cơ sở hạ tầng vững mạnh, một hệ thống đáng tin, sự ủng hộ từ phía ban quản trị, sự hợp tác và phối hợp giữa các bộ phận, chọn lọc quá trình và kĩ thuật.

Các nhân tố trên đang nằm trong vòng kiểm soát của các nhà quản trị cấp cao. Chúng có thể giúp một công ty tạo nên sức mạnh cho hoạt động marketing khi nó được kết hợp với sự hiểu biết sâu rộng về nguyên tắc căn bản của hoạt động marketing.

Kêu gọi hành động

Nếu công ty bạn đang đối mặt với bất cứ yếu tố nào đã được đề cập trong bài viết này hay nếu bạn đang nghĩ về việc tạo ra một hoạt động marketing, hay tăng tính hiệu quả cho những gì bạn có, bạn nên bắt đầu với công việc “đánh giá tình trạng hiện tại” vì điều này sẽ giúp cho bạn đánh giá được tình trạng của hoạt động marketing hiện tại của bạn.

Làm như vậy sẽ giúp bạn tập trung vào những thử thách, khó khăn mà bạn gặp phải, cũng như chúng là những cơ hội lớn trong việc mang lại các lợi ích thiết thực của những hoạt động đem lại thành công cho hoạt động marketing.

Marketingprofs.com

Thế nào là bản sắc thương hiệu?

Bản sắc thương hiệu” (brand platform) - cũng giống như cụm từ “Bản sắc Văn hoá“ - là một khái niệm được giới truyền thông hiện ưa dùng. Tuy nhiên, thế nào là “Bản sắc” thì thường không được giải thích rõ ràng.

Ngay trong lĩnh vực quảng cáo, bạn sẽ thấy có rất nhiều những ý kiến đồng ý và không đồng ý về nội dung và tên gọi của bản sắc thương hiệu. Trong khi người này gọi là “bản sắc thương hiệu”, thì người khác lại gọi là “văn hoá công ty”. Song bạn đừng quá bối rối!. Dù giới chuyên môn có đặt tên cho khái niệm đó là gì thì bạn vẫn luôn cần đến nó, bởi vì một bản sắc thương hiệu sẽ được xem như nền tảng cho tất cả các quyết định liên quan đến thương hiệu và chiến lược quảng bá của công ty bạn.

Nói một cách đơn giản hơn thì Bản sắc thương hiệu là tập hợp các yếu tố lý tính và cảm tính mà nhãn hiệu sản phẩm của bạn chứa đựng và thể hiện ra bên ngoài. Nó là một bản tuyên bố chiến lược hay một tập hợp các thông điệp có cùng nội dung: thể hiện hình ảnh Thương hiệu, những lĩnh vực mà một Tổ chức tham gia, định hướng phát triển trong tương lai, nguyên nhân làm nên sự khác biệt so với các tổ chức khác cùng ngành….Bản sắc thương hiệu tại mỗi công ty khác nhau tuỳ theo từng loại hình kinh doanh, nhưng xét về tổng thế, nó luôn bao gồm một số nhân tố cơ bản sau:

Sứ mệnh (Mission) và Tầm nhìn (Vision)

Đặc tính nhận biết (Indetify Attributes) và hệ thống nhận diện thương hiệu (Corporation Identities)

Tuyên bố giá trị (Value Proposition)

Khẩu hiệu (Tagline), Tiêu đề (Byline), hay còn gọi là châm ngôn kinh doanh (Slogan)

Câu chuyện nhãn hiệu (Brand Story)

Xây dựng bản sắc thương hiệu

Giờ đây, chắc hẳn bạn đã biết 5 nhân tố cơ bản mà mọi bản sắc thương hiệu cần phải có. Đã đến lúc để đưa những lý thuyết đó vào thực tế và bạn hãy dành phần thắng trong cuộc cạnh tranh trên thị trường với 5 nội dung xây dựng một bản sắc thương hiệu vượt trội như sau:

1. Sứ mệnh – Mission

Bản thông cáo nhiệm vụ (sứ mệnh) của bạn nên thể hiện một cách rõ ràng, ngắn gọn, lôi cuốn về mục đích của nhãn hiệu và triết lý hoạt động. Để xây dựng bản thông cáo nhiệm vụ, bạn phải nhận ra được những đặc điểm và lợi ích nhãn hiệu của mình, nhận ra thị trường mục tiêu cũng như những lợi thế làm cho bạn có phần nổi bật hơn đối thủ hiện nay. Bạn đồng thời phải xác định được mục tiêu dài hạn cho nhãn hiệu của mình. Các bản thông cáo nhiệm vụ có thể được tạo ra theo mọi kích cỡ với hình dạng bất kỳ, ví dụ một vài loại trình bày rất phóng khoáng, trong khi một số khác lại để dành chỗ trống cho lời những giải thích cặn kẽ. Tuy nhiên, dù có ở dạng nào thì bản thông cáo nhiệm vụ của bạn cũng nên ngắn gọn và không nhiều hơn 5 câu.

Bạn thử xem thông cáo này: “Sứ mệnh của chúng tôi tại công ty A là trở thành nhà cung cấp sản phẩm X với khối lượng và chất lượng hàng đầu trên thị trường duyên hải miền đông. Chúng tôi sẽ thực thi sứ mệnh này bằng việc bán các loại thiết bị với mức giá hợp lý thông qua mạng lưới nhà phân phối rộng khắp của mình. Chúng tôi sẽ được biết đến như một công ty xây dựng những mối quan hệ bền vững với các khách hàng, nhà cung cấp và nhân viên”.

2. Đặc tính nhận biết - Identity Attributes

Hãy xây dựng các từ ngữ và cụm từ thể hiện bản chất nhãn hiệu của bạn, những từ mà bạn muốn khách hàng liên tưởng đến nhãn hiệu của bạn thay vì nhãn hiệu của đối thủ cạnh tranh. Danh sách này sẽ giúp cho nhãn hiệu của bạn trở nên nổi bật và được biết đến trên thị trường mục tiêu mà bạn đang hướng tới. Tuy nhiên, bạn phải nhớ rằng khách hàng không thể và cũng sẽ không bao giờ liên tưởng toàn bộ danh sách này với nhãn hiệu của bạn. Đó là nguyên nhân tại sao bạn nên nhấn mạnh từ ngữ ở một số điểm nào đó mà bạn muốn khách hàng gợi nhớ nhiều nhất đến nhãn hiệu của bạn (nhưng chỉ một lần thôi). Như thế, những từ ngữ này luôn nằm trong tâm trí khách hàng bất kể lúc nào và bất kể nơi đâu.

Ví dụ: Từ gì sẽ nảy sinh trong đầu bạn khi bạn nghĩ về xe hơi của hãng Volvo? Chắc hẳn bạn sẽ nghĩ đến từ “an toàn” đúng không?. Và khi bạn nghĩ đến hãng FedEx, thì đó có lẽ phải là từ “thâu đêm”. Trong mọi công việc bạn thực hiện, hãy cố gắng truyền đạt hay minh họa bằng một từ ngữ nào đó.

3. Tuyên bố giá trị - Value Proposition

Bạn hãy tự đặt câu hỏi: Nhãn hiệu của mình đặc sắc hơn nhãn hiệu của đối thủ cạnh tranh ở điểm nào? Nhãn hiệu của mình tạo ra giá trị gì cho khách hàng? Lợi thế cạnh tranh của nhãn hiệu đó là gì? Những tuyên bố giá trị của bạn nên tạo ra sự khác biệt giữa bạn và đối thủ cạnh tranh, đồng thời nêu lên những lợi ích riêng biệt mà khách hàng sẽ có được nếu lựa chọn nhãn hiệu của bạn. Hãy mô tả giá trị nhãn hiệu của bạn trong một hoặc hai câu và cố gắng thể hiện những đặc điểm và lợi ích quan trọng nhất.

Ví dụ: “Vật liệu chất lượng cao được sử dụng để sản xuất ra sản phẩm luôn đảm bảo độ uy tín, tạo dựng sự tin cậy trong tâm thức khách hàng để họ có thể tập trung vào những hoạt động kinh doanh của mình”.

4. Khẩu hiệu và/hay Tiêu đề - Tagline and/or Byline

Sở dĩ nói rằng “và/hay” ở đây là bởi bạn thực sự không cần đồng thời cả khẩu hiệu và tiêu đề, bởi vì dù bạn có lựa chọn yếu tố nào thì xuất hiện bên cạnh logo của bạn cũng chỉ có duy nhất chỗ trống cho một câu văn. Tiêu đề là một công cụ miêu tả và làm rõ nội dung, chẳng hạn như “Điện tử gia đình”, trong khi khẩu hiệu sẽ phức tạp và mang tính triết lý sâu xa nhiều hơn. Khẩu hiệu là một tuyên bố hay hình ảnh thể hiện cô đọng tính chất của nhãn hiệu theo cách sẽ tạo ra sự lôi cuốn, vì thế nó có thể rất ngắn, súc tính và thông minh. Bạn lưu ý rằng: đôi khi, khẩu hiệu, triết lý kinh doanh, tuyên bố vị thế thường được sử dụng hoán đổi cho nhau.

Ví dụ của các khẩu hiệu hiện nay như hãng Apple là “Think different” (Hãy nghĩ khác biệt), hay hãng Target là “Pay less” (Trả ít hơn).

5. Câu chuyện nhãn hiệu - Brand Story

Hãy ghi lại và lưu giữ lịch sử của công ty bạn theo một cách thức súc tích và thuyết phục. Liệu có điều gì đó khác thường hay hấp dẫn về công ty bạn không? Hãy suy nghĩ và nhìn nhận dưới góc độ của các mối quan hệ công chúng. Giới truyền thông đại chúng rất yêu thích những câu chuyện lôi cuốn! Lịch sử thành lập của công ty có thể tạo ra một sự bổ sung tuyệt vời cho trang web của bạn, nơi mà nó có thể gia tăng nhân tố thoải mái cho các khách hàng và giúp họ vượt qua bản chất phi cá nhân của thương mại điện tử.

Hơn tất cả, bạn cần nhớ rằng thương hiệu thành công phải là thương hiệu được “lưu giữ” trong tâm trí và trái tim của khách hàng. Hãy nỗ lực khắc sâu những mối quan hệ tình cảm gắn kết trong bản sắc thương hiệu của bạn, bởi vì sự thật là các khách hàng chỉ mua sản phẩm theo những nhãn hiệu mà họ cảm thấy thoải mái, thích thú, chứ không hoàn toàn vì đặc điểm hay lợi ích mà sản phẩm đó mang lại.

Saga

Wednesday, October 08, 2008

Doanh nghiệp thờ ơ với xây dựng thương hiệu

Rất nhiều doanh nghiệp Việt Nam vẫn chưa nhận biết việc cần phải xây dựng thương hiệu mạnh để dành ưu thế cạnh tranh ngay chính tại thị trường nội địa và vươn ra bên ngoài.

Đây là ý kiến chung của các diễn giả tại buổi hội thảo có tựa đề: “Thương hiệu: Chìa khóa thành công trong kinh doanh” do Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam - châu Âu tổ chức tuần qua tại TPHCM.

Doanh nghiệp ít quan tâm đến thương hiệu

Ông Đoàn Duy Khương, Phó chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), đưa ra những số liệu chứng minh nhiều doanh nghiệp chưa chú ý đến xây dựng thương hiệu dựa vào điều tra khảo sát 500 doanh nghiệp trên cả nước mà cơ quan này thực hiện trong thời gian gần đây.

Theo đó, 25-30% trong tổng số các doanh nghiệp được VCCI khảo sát không hề đầu tư vào xây dựng thương hiệu, và trên 70% đầu tư không toàn diện và đầy đủ vào lĩnh vực này.

Tham tán thương mại của Phái đoàn châu Âu tại Việt Nam là ông Antonio Berenguer nhận xét rằng con số 25-30% là thấp so với thực tế.

Ông Berenguer lập luận Việt Nam được biết đến là một nước xuất khẩu lớn các mặt hàng như dệt may, giày dép, cà phê, đồ gỗ trong các năm qua, nhưng hầu hết người tiêu dùng ở châu Âu không biết đến điều này. Ông nói với Thời báo Kinh tế Sài Gòn Online rằng một trong các nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên là do đa số các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam đều không có một thương hiệu mạnh.

"70% người tiêu dùng tại châu Âu cho rằng cà phê chất lượng cao được nhập từ Colombia mặc dù giá trị xuất khẩu của cà phê Việt Nam từ châu Âu tăng rất mạnh trong những năm gần đây", vị tham tán thương mại này nói.

Chia sẻ với ý kiến của ông Berenguer, ông Khương cho rằng thực tế là các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu mạnh các mặt hàng tiêu dùng, nông thủy sản… với chất lượng không thua kém các sản phẩm quốc tế nhưng phần lớn vẫn chưa có nhận thức đầy đủ việc xây dựng thương hiệu lâu dài và phát triển thương hiệu bền vững để tăng khả năng cạnh tranh và kinh doanh toàn cầu.

“Do đó, các thương hiệu của Việt Nam thường mờ nhạt đối với khách hàng không những ở trong nước mà còn ở nước ngoài”, ông Khương nói. Còn ông Berenguer nhấn mạnh chính thương hiệu mạnh là một các yếu tố giúp các doanh nghiệp châu Âu duy trì và nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường thế giới, vì họ không thể cạnh tranh tranh về giá với các doanh nghiệp từ Trung Quốc và các thị trường châu Á khác.

Làm sao để xây dựng thương hiệu mạnh?

Ông Berenguer nói việc xây dựng thương hiệu không chỉ liên quan đến tiếp thị, quảng bá mà còn đòi hỏi các doanh nghiệp Việt Nam phải nỗ lực hơn trong việc nâng cao chất lượng và mẫu mã của các sản phẩm và bán các sản phẩm này.

Còn bà Cindy Tang, Giám đốc đối ngoại khu vực châu Á của Ngân hàng Standard Chartered, chỉ ra rằng thương hiệu không chỉ là lô-gô và tên của một doanh nghiệp mà điều quan trọng là doanh nghiệp phải làm sao để người tiêu dùng biết sản phẩm và dịch vụ của họ là gì.

Bà Tang nói một thương hiệu mạnh được cấu thành bởi nhiều yếu tố, bao gồm lời hứa và sự cam kết cho chất lượng các dịch vụ và sản phẩm mà doanh nghiệp cung cấp.

"Doanh nghiệp cũng phải đầu tư duy trì thương hiệu và có trách nhiệm với người tiêu dùng trong quá trình xây dựng và duy trì thương hiệu," bà Tang nói với Thời báo Kinh tế Sài Gòn Online.

Còn bà Tôn Nữ Thị Ninh, nguyên Phó chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội, lại nhấn mạnh rằng doanh nghiệp cũng cần phải tập trung vào xây dựng phần lõi bên cạnh phần bọc. Bà Ninh cho rằng để xây dựng được một cái vỏ bọc tốt thì phải làm hết sức chuyên nghiệp, cần có những chuyên gia cố vấn, thiết kế và thực hiện chiến lược truyền thông và tiếp thị một cách hiệu quả. Tuy nhiên, nếu doanh nghiệp chỉ chăm chăm xây dựng phần vỏ bọc mà không xây dựng phần lõi thì sẽ không lâu bền.

Chuyên gia này cũng khuyên các doanh nghiệp đừng nên coi thường người tiêu dùng vì họ sẽ biết được sự thật sau khi thử vài lần, và họ sẽ thôi sử dụng nếu sản phẩm và dịch vụ không như các doanh nghiệp đã quảng cáo. Bà cho biết vụ sữa Tam Lộc (Trung Quốc) có chứa melamine chứng tỏ việc xây dựng phần lõi của doanh nghiệp không ổn.

“Đối với sản phẩm tiêu dùng thì sức khỏe được đặt lên hàng đầu. Cho nên một sản phẩm không chỉ đẹp mắt mà phải an toàn. Nếu công ty nào không tự thiết chế hệ thống kiểm định chính sản phẩm của họ thì họ chưa sẵn sàng để ra biển lớn,” bà Ninh nói.

Ở một khía cạnh khác, bà Tang cũng cho rằng việc doanh nghiệp giải quyết những vấn đề xảy ra (có thể là ngoài tầm kiểm soát và rất nghiêm trọng) với các sản phẩm có thương hiệu mạnh của họ cũng không kém phần quan trọng như xây dựng và giữ thương hiệu.

Khó khăn khi xây dựng thương hiệu

Ông Berenguer chỉ ra rằng việc bị khống chế tỷ lệ ở mức 10% chi phí cho quảng cáo là một trong những khó khăn lớn nhất mà doanh nghiệp trong nước gặp phải khi khi xây dựng thương hiệu. Việc này cản trở doanh nghiệp xây dựng thương hiệu và tăng cường tiếp thị vì thực tế giá chi phí cho quảng cáo là khá cao.

Đồng tình với ông Berenguer, ông Alain Cany, đồng chủ tịch của Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam - châu Âu, cho rằng Việt Nam là một quốc gia duy nhất mà các doanh nghiệp đang hoạt động bị khống chế bởi các điều khoản liên quan đến chi phí quảng cáo trong Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành. "Thật không đúng khi Chính phủ lại không cho các doanh nghiệp được khấu trừ thuế từ khoản tiền mà họ đầu tư cho quảng cáo và tiếp thị (nếu họ chi quá mức quy định). Điều này ảnh hưởng rất lớn đến việc xây dựng thương hiệu các sản phẩm Việt Nam".

Tuy nhiên, bà Ninh cho rằng kinh tế Việt Nam phát triển sau so với nhiều nước nên các doanh nghiệp buộc phải tìm ra đường tắt để xây dựng thương hiệu. Nhưng bà lưu ý rằng đi đường tắt không có nghĩa là phải tăng ngân sách cho truyền thông và tiếp thị mà phải chuyên nghiệp và đề ra được chiến lược thích hợp.

Ông Cany cũng chỉ ra một khó khăn khác đối với doanh nghiệp liên quan đến sự trung thành của người tiêu dùng Việt Nam do lợi ích trước mắt. “Đôi lúc, tôi có cảm tưởng như sự trung thành của họ đối với một thương hiệu là rất ít”, ông nói.

Ông Cany đưa ra ví dụ việc nhiều người Việt Nam đã không ngần ngại rút tiền của họ từ một ngân hàng tốt và có thương hiệu mạnh để gửi vào ngân hàng ít có tên tuổi hơn trong các tháng trước để hưởng lãi suất cao hơn không nhiều.

Source: TBKTSG

Monday, October 06, 2008

Trong kinh doanh, trước hết là xây dựng mối quan hệ

Năm 1965, khi mở cửa hàng bánh mì sanwich với mục đích kiếm tiền trang chải học hành, Fred DeLuca không nghĩ anh có thể tạo dựng nên một tập đoàn thức ăn nhanh lớn thứ 3 thế giới. Ngày nay, Subway với hệ thống 25 nghìn cửa hàng khắp 83 quốc gia trên thế giới, thu được lợi nhuận 9,5 tỉ USD mỗi năm. Fred DeLuca , là nhà sáng lập Subway đã được tạp chí Forbes bình chọn là một trong 400 doanh nhân thành công nhất trên thế giới.

Frederick A.DeLuca sinh năm 1948 tại khu Brooklyn, thành phố New York (Mỹ). Ngay từ nhỏ, Fred đã sớm bộc lộ tài năng kinh doanh nhạy bén.

Mới lên mười, cậu bé đã biết tiết kiệm tiền bằng cách thu nhặt những vỏ chai rỗng bị vứt đi, nằm lăn lóc quanh xóm để bán, dù chỉ được 2 xu một chai.

Năm 1959, gia đình DeLuca chuyển đến vùng Schenectady. Tại nơi ở mới, Fred kiếm được ngay công việc phát báo và nhanh chóng có được gần 400 khách hàng. Không lâu sau, gia đình cậu lại chuyển nơi ở, đến thành phố Bridgeport, bang Connecticut.

Tại đây Fred tốt nghiệp phổ thông trung học, sau đó đỗ vào Đại học Bridgeport, chuyên ngành y khoa. Như bao sinh viên khác, anh kiếm việc làm thêm tại cửa hàng đồ gia dụng, được trả lương một USD cho mỗi giờ làm việc. Số tiền ít ỏi này chẳng thấm vào đâu, gánh nặng học phí khiến anh có lúc suýt từ bỏ ước mơ trở thành bác sĩ.

Trong một buổi chiều chủ nhật tháng 7/1965, cuộc gặp gỡ với tiến sĩ Pete Buck, một người bạn cũ của gia đình DeLuce đã làm thay đổi cả cuộc đời Fred DeLuca. Biết được chàng trai muốn có tiền để học tiếp đại học, Pete Buck khuyên anh nên mở cửa hàng bánh sandwich theo mô hình rất thành công của chuỗi cửa hàng Mike’s. Buck sẵn sàng cho DeLuca vay 1.000 USD để kinh doanh, ngoài ra ông hướng dẫn anh cách thuê mướn mặt bằng, thiết lập hệ thống tính tiền, chọn mua thực phẩm, kể cả những công việc và thủ tục cần thiết khác để mở một cửa hàng bán thức ăn. Thế là Fred DeLuca bước vào lĩnh vực kinh doanh bằng tất cả sự đam mê của mình.

Ban đầu, DeLuca đặt tên cửa hàng là Pete’s Submarines, nhưng sau nhận ra tên này dễ nhầm lẫn với một thương hiệu thức ăn nhanh khác là Pizza Submaries nên anh đổi thành Pete’s Subway. Sau đó, DeLuca chính thức đăng ký thương hiệu Subway.

Fred DeLuca học kinh doanh bằng cách dành thời gian quan sát các cửa hàng bánh mì khác một cách cẩn thận, ghi chép quy trình tổ chức, thế mạnh, thiếu sót của từng cửa hàng. DeLuca nhận ra sự giống nhau của các cửa hàng thức ăn nhanh là thức ăn thường được chế biến sẵn hoặc chế biến phía trong. Từ đó, anh quyết định tạo sự khác biệt cho cửu hàng của mình bằng cách để cho khách hàng nhìn thấy toàn bộ quy trình làm bánh thủ công: kẹt từng miếng xúc xích, thịt nguội, salad…

Cách này lập tức tạo được hiệu ứng: khách hàng có thể tận mắt chứng kiến và yên tâm về độ an toàn thực phẩm của Subway.

Sau một năm kinh doanh, DeLuca quyết định mở thêm cửa hàng thứ hai, nhưng cả hai cửa hàng đều hoạt động… thua lỗ.

Trái với những suy nghĩ thông thường, ngay khi đang kinh doanh thua lỗ, DeLuca thực hiện một quyết định táo bạo: Mở thêm cửa hàng thứ ba. Chẳng lâu sau, cả ba cửa hàng đều đem lại lợi nhuận.

Từ thành công ban đầu, Fred DeLuca đặt ra mục tiêu cao hơn, dự định phát triển Subway thành hệ thống gồm 32 cửa hàng trong vòng mười năm thông qua hình thức nhượng quyền thương hiệu.

Từ cửa hàng nhượng quyền đầu tiên, Subway phát triển nhanh đến chóng mặt. Năm 1978, Subway có đến 100 đại lý và con số này tăng gấp đôi bốn năm sau đó. Năm 1987, Subway đã phát triển lên đến hơn 1.000 cửa hàng. Sau 40 năm tồn tại và phát triển, đến nay, Subway trở thành tập đoàn kinh doanh bánh mì sandwich lớn nhất thế giới với 25 ngàn cửa hàng ở 83 quốc gia trên thế giới.

Từ thành công của mình, Fred DeLuca chia sẽ những bài học kinh nghiệm sau:

Bắt tay vào kinh doanh ngay khi có cơ hội

“Hãy bắt đầu kinh doanh khi có cơ hội, ngay khi bạn chẳng biết gì về kinh doanh. Mọi thứ đều có thể học được”, DeLuca cho biết khi bắt đầu kinh doanh bánh mì, ông cũng chẳng biết cách làm một ổ bánh mì như thế nào. “Với một số người, như thế thì thật rủi ro. Chẳng sao cả, đã muốn kinh doanh thì nên tập làm quen với rủi ro càng sớm càng tốt. Quan trọng là chúng ta phải cẩn thận và biết học từ sai lầm” DeLuca chia sẽ.

Hãy xác định đích đến trước, sau đó mới tìm đến con đường thích hợp

“Thời trẻ, tôi cũng thường băn khoăn về tương lai của mình. Khi loay hoay với những tham vọng, tôi nhận ra rằng cần phải xác định đích đến trước sau đó sẽ thấy có rất nhiều con đường đi đến đích. Lúc ấy, hãy xác định con đường thích hợp cho mình”, nhà sáng lập Subway trả lời như vậy khi được hỏi về bí quyết thành công của ông.

Thấu hiểu khách hàng

Câu slogan “Eat fresh” (tạm dịch: Ăn thức ăn tươi ngon) của Subway cho thấy Fred DeLuca thực sự thấu hiếu khách hàng của ông. Mặc dù đây là chi tiết nhỏ nhưng lại là tiêu chí hàng đầu để khách hàng lựa chọn thực phẩm.

Hiện nay, so với các thương hiệu thức ăn nhanh nổi tiếng khác, sản phẩm của Subway được đánh giá là ít dầu mỡ, không gây béo phì và có lợi cho sức khoẻ. Dù Subway là cửa hàng thức ăn nhanh nhưng không bị xem là thức ăn công nghiệp.

Xây dựng kinh doanh chính là xây dựng các mối quan hệ

“Trong kinh doanh, các mối quan hệ của bạn càng nhiều chứng tỏ bạn càng thành công. Lợi nhuận luôn tỷ lệ thuận với số lượng đối tác kinh doanh”- Fred DeLuca khẳng định và còn chỉ rõ: “Thực ra, xây dựng kinh doanh trước hết là xây dựng các mối quan hệ: quan hệ với khách hàng, với nhân viên, với nhà đầu tư, với đối tác… Từ khi xây dựng hệ thống kinh doanh nhượng quyền thương hiệu, tôi học được bài học giá trị là đặt con người lên trên sản phẩm. Sản phẩm dù tốt nhưng không được công nhận thì chúng ta cũng thất bại. Mối quan hệ càng tốt đẹp, công việc kinh doanh sẽ càng thuận lợi".

Doanh nhân Sài Gòn

Cuộc chiến săn lùng chất xám

Lương thưởng không phải là phương tiện duy nhất để các công ty giữ người tài, nhưng không thể phủ nhận vai trò của yếu tố tài chính này trong chiến lược thu hút và giữ người của các chuyên gia nhân sự.

Theo kết quả khảo sát lương sơ bộ của Navigos Group, nhiều công ty đã tiến hành điều chỉnh lương thưởng hai đến ba lần trong năm và tăng lương cho nhân viên theo nhiều mức khác nhau.

Theo bà Lia Abella, Trưởng phòng Dự án của Navigos Group, nguyên nhân chủ yếu khiến các công ty tăng lương là nhằm ứng phó với lạm phát và giữ chân nhân viên.

Lương vẫn là lý do “nhảy” việc chính

Bà Lia tiết lộ kết quả khảo sát lương 2008 năm nay, phản ánh rõ nét những biến động của tình hình kinh tế Việt Nam trong thời gian vừa qua và sẽ có một số dự báo từ nay đến cuối năm. Những số liệu ban đầu của cuộc khảo sát lương năm 2008 phần nào đã phản ánh được những biến động trên thị trường lương thưởng cũng như mong đợi của nhiều người lao động Việt Nam.

Theo kết quả khảo sát nhanh mới nhất, tiến hành trên trang web VietnamWorks.com trong tháng 8/2008, thì trong tổng số 1.176 người tham gia trả lời, có 865 người - chiếm đa số với 74% cho rằng mức lương trên thị trường lao động Việt Nam từ nay đến cuối năm chắc chắn phải tăng. Trong khi đó, có 275 người - chiếm 23% cho rằng mức lương sẽ không có gì thay đổi và 36 người – tương đương 3% cho rằng mức lương sẽ giảm.

Lương thưởng không phải là phương tiện duy nhất để các công ty giữ người tài nhưng không thể phủ nhận vai trò của yếu tố tài chính này trong chiến lược thu hút và giữ người của các chuyên gia nhân sự. Đã từng có một làn sóng chuyển dịch nhân lực trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng khi mà các công ty thi nhau đưa ra những mức lương hấp dẫn kèm theo chế độ phúc lợi hậu hĩnh.

Theo một khảo sát nhanh tiến hành trong tháng 6/2008 trên VietnamWorks.com, có đến 4.479 người (tương đương 44%) trong tổng số 10.215 người trả lời cho biết mức lương hấp dẫn là yếu tố quan trọng nhất đối với họ khi chọn một công việc mới. Trong khi đó, một cuộc khảo sát khác trong tháng 6/2008 cũng trên trang web VietnamWorks.com với 5.435 người tham gia trả lời cho thấy nguyên nhân chính khiến họ quyết định nghỉ việc là do không hài lòng với mức lương, chiếm đa số với tỷ lệ bầu chọn là 46%.

Theo bà Lia Abella, qua cuộc khảo sát cho thấy một mặt, tình hình tuyển dụng và xu hướng nhảy việc trong vài tháng trở lại đây đã chững lại vì cả nhà tuyển dụng và người tìm việc đều trở nên cẩn trọng hơn. Nhưng mặt khác nguy cơ mất người đối với các doanh nghiệp cũng không vì thế giảm đi. Bất kỳ biện pháp nào để ổn định tinh thần nhân viên và lèo lái doanh nghiệp trong thời điểm này đều cần thiết.

Bà Lia Abella, cho biết thêm: “Một số công ty tham gia khảo sát lương năm nay chia sẻ họ đã phải điều chỉnh lương nhiều hơn một lần trong năm. Đồng thời, vào thời điểm này, chúng tôi nhận thấy hầu hết các công ty đều áp dụng biện pháp tài chính mà cụ thể là tăng lương để đối phó với tình hình hiện nay”.

Tuy nhiên, tăng lương cũng chỉ là một trong nhiều cách để công ty gìn giữ người tài. Nhưng tăng bao nhiêu và tăng như thế nào là hợp lý cho cả doanh nghiệp và người làm việc không phải là những câu hỏi dễ trả lời.

Phúc lợi là yếu tố quan trọng

Với kinh nghiệm của mình, bà Lia Abella cho rằng: “Các doanh nghiệp và công ty nên sử dụng các giải pháp phi tài chính như tăng phúc lợi và các hình thức động viên nhân viên chứ không chỉ dựa vào cách duy nhất là tăng lương.Hiện ở Việt Nam cách này vẫn chưa được vận dụng được một cách tối đa”.

Cùng với ý kiến này, một trưởng phòng nhân sự của Công ty SYM Việt Nam đã chia sẻ: “Quả thực thu hút người tài đã khó, giữ chân người tài còn khó hơn. Vì thế, phúc lợi là một yếu tố quan trọng để gắn kết họ lâu dài. Đó là cách đối đáp chân thành, sự quan tâm chu đáo. Ví dụ trợ cấp tiền nhà, tiền xăng xe, tặng quà các dịp sinh nhật, lễ, tết, quan tâm tới con cái...”.

Đại diện của Công ty sản xuất lốp Yokohama Việt Nam cũng cho rằng, nên giữ chân nhân viên giỏi của mình bằng tình cảm và sự đối đáp tử tế. Điều này không phải là không có cơ sở, vì người Việt vốn trọng tình cảm, thích được quan tâm. Nếu cho bạn lựa chọn giữa 2 mức lương ngang nhau nhưng một công ty đối đãi với bạn như người nhà với một công ty coi bạn đơn giản chỉ là... người làm thuê, liệu bạn sẽ chọn nơi nào? Câu trả lời quá rõ ràng.

Theo bà Winnie Lam, Giám đốc bộ phận Tư vấn nhân sự của Navigos Group, tại Việt Nam hiện đang có một cuộc chạy đua săn lùng lao động chất xám giữa khu vực doanh nghiệp và trong cuộc đua này doanh nghiệp Việt Nam vẫn không thể đuổi kịp doanh nghiệp FDI. Có những doanh nghiệp Việt Nam đang mất dần lao động chất xám theo thời gian.

Bà Winnie Lam cho rằng, các doanh nghiệp Việt Nam đã hoạt động được một thời gian nên đã có một lực lượng lao động được đào tạo và bây giờ họ đang mất dần nhân tài cho các doanh nghiệp mới thành lập - những doanh nghiệp có túi tiền lớn hơn và có khuynh hướng tiêu tiền nhiều hơn trong giai đoạn khởi đầu. Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có nhiều nguồn lực tốt hơn là điều chắc chắn.

Tuy nhiên, lương không phải là nguyên nhân duy nhất khiến các doanh nghiệp trong nước không thể nào bắt kịp các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trong cuộc chiến nhân tài. Văn hóa công ty, môi trường làm việc và cơ hội thăng tiến giúp các công ty có vốn đầu tư nước ngoài hấp dẫn hơn.

Thực tế chứng minh dù các hỗ trợ của doanh nghiệp không nhiều về mặt vật chất nhưng tác động đến tinh thần và thái độ làm việc của nhân viên sẽ rất lớn. Một cảm giác được doanh nghiệp quan tâm, san sẻ những khó khăn của bản thân sẽ là động lực lớn thúc đẩy nhân viên nỗ lực làm việc và chung tay cùng doanh nghiệp vượt qua khó khăn.

VnEconomy

Đi tìm chiếc xe hơi Việt

Khi chí hướng làm xe hơi vẫn còn đau đáu trong tâm thức những người tâm huyết với ngành công nghiệp ôtô, việc “được” hay “mất” và những mối lo toan tiếp tục là những câu chuyện chưa có lời kết.

Và chặng đường đi tìm xe hơi Việt có là một chặng đường dài, hay sẽ sớm kết thúc vì mục tiêu đó vẫn mãi chỉ là một “giấc mơ” - như nhiều người từng nghi ngại?

10 năm để “được” hoặc “mất”

Mới đây, Bộ Công Thương và Hiệp hội Các nhà sản xuất ôtô Việt Nam (VAMA) đã cùng nhau đề cập đến một khái niệm mới về quá trình phát triển ngành ôtô Việt Nam là motorization. Về nội hàm, motorization diễn tả quá trình “ôtô hóa” trong diễn trình phát triển chung của nền kinh tế - xã hội.

Theo đó, một giai đoạn bùng nổ ôtô, trong đó trọng tâm là các loại xe con dưới 10 chỗ ngồi, là khó tránh khỏi. Dự báo của Bộ Công Thương cho rằng giai đoạn bùng nổ ôtô sẽ đến trong khoảng từ năm 2020 – 2025.

“Để xác định thời điểm motorization ở Việt Nam, chúng ta cần xác định khi nào số lượng xe trên 1.000 người dân (R/1.000) lớn hơn 50…” Và “R/1000 của Việt Nam sẽ vượt qua con số 50 trong khoảng từ 2020-2025, khi GDP/đầu người (theo ngang giá sức mua) đạt khoảng 8.000 USD”, ông Ngô Văn Trụ, Phó vụ trưởng Vụ Công nghiệp nặng (Bộ Công Thương) dự báo.

Chi tiết, quá trình ôtô hóa tại Việt Nam sẽ diễn ra với 5 giai đoạn:

- Giai đoạn trước motorization, khi tỷ lệ xe con trên đầu người đạt mức trung bình dưới 50 xe/1.000 dân.

- Tiếp theo là giai đoạn motorization: ôtô trở nên phổ biến, trung bình có trên 50 xe/1.000 dân.

- Giai đoạn thứ ba - motorization bão hòa: trung bình mỗi gia đình có một xe và đạt tỷ lệ trung bình 250 xe/1.000 dân.

- Giai đoạn thứ tư - motorization đa sở hữu: các gia đình bắt đầu mua chiếc xe thứ hai, trung bình 400 xe/1.000 dân.

- Cuối cùng là giai đoạn motorization đa sở hữu bão hòa: các gia đình có nhiều hơn một xe, tỷ lệ đạt 500 xe/1.000 dân.

Với giai đoạn bùng nổ ôtô này, nhu cầu về các loại xe con đối với đời sống người dân, đối với nhu cầu phát triển kinh tế là rất lớn và cần được đáp ứng. Vì vậy, các chuyên gia đã đặt ra “yêu cầu” phát triển cho bằng được ngành công nghiệp ôtô nội địa, trong đó sản xuất xe con là một trong những trọng tâm.

Đến đây, hai tình huống buộc phải lựa chọn được đặt ra là hoặc đáp ứng được phần lớn nhu cầu từ sản xuất trong nước, hoặc phải chấp nhận trở thành thị trường nhập khẩu. Tình huống thứ nhất sẽ được mổ xẻ kỹ hơn ở phần sau bài viết. Vậy tình huống thứ hai là thế nào?

Khi thảo luận cùng Bộ Công Thương và VAMA về quá trình ôtô hóa ở Việt Nam, ông Hiroyuki Nakamura, Trưởng văn phòng đại diện châu Á của Hiệp hội các Nhà sản xuất ôtô Nhật Bản (JAMA), đã đề cập đến điểm mốc năm 2018. Theo nội dung Hiệp định về Ưu đãi thuế quan dành cho các nước ASEAN (CEPT/AFTA), đây là thời điểm thuế suất thuế nhập khẩu ôtô nguyên chiếc từ các nước ASEAN giảm đến mức 0%. Nghĩa là từ thời điểm này, người dân Việt Nam mua xe hơi từ các nước ASEAN sẽ chỉ còn phải trả phí vận chuyển và một số loại thuế và phí khác như VAT hay tiêu thụ đặc biệt nếu vẫn được áp dung.

Cũng có một số ý kiến cho rằng sức ép nhập khẩu từ các nước ASEAN là không lớn bởi trình độ sản xuất ôtô của các nước trong khu vực không có quá nhiều khác biệt. Thực tế xe hơi nhập khẩu tại Việt Nam hiện nay chủ yếu từ nguồn châu Âu, Nhật Bản, Mỹ, Hàn Quốc hoặc Trung Đông.

Tuy nhiên, đại diện JAMA cũng đã cho biết hiện các tập đoàn ôtô hàng đầu thế giới đang tập trung tăng cường năng lực sản xuất của mình tại các nước ASEAN để “chạy đua” với “lộ trình CEPT/AFTA” mà theo đó đến năm 2010 thuế suất thuế nhập khẩu sẽ ở mức 0%, sớm hơn so với Việt Nam 8 năm. Trong đó đáng chú ý nhất là 4 nước Thái Lan, Indonesia, Philippines và Malaysia.

Chưa kể lộ trình cắt giảm thuế quan theo nội dung cam kết gia nhập WTO dù dài hơi hơn song cũng đang tạo sức ép ngày càng lớn lên các ngành sản xuất trong nước, trong đó có ôtô.

Từ những sức ép đó, các chuyên gia của Bộ Công Thương đã “cảnh báo” rằng nếu không kịp phát triển sản xuất trong nước với các dòng sản phẩm đủ sức cạnh tranh cả về chất lượng và giá bán, sau 10 năm nữa có thể Việt Nam sẽ phải chấp nhận chi đến 12 tỷ USD/năm để nhập khẩu ôtô.

Xe hơi thương hiệu Việt?

Rõ ràng sức ép phát triển ngành công nghiệp ôtô trong nước là rất lớn. Một mặt, công nghiệp ôtô sẽ trở thành một “lực đẩy” giúp nhiều ngành liên quan phát triển; mặt khác, sự thành công của công nghiệp ôtô trong nước cũng sẽ giúp tận dụng được thị trường còn tiềm năng lớn với dân số trong khoảng 10 năm tới đạt trên 100 triệu và có giá trị hàng chục tỷ USD.

Tại cuộc hội thảo mới đây về chủ đề motorization, Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Hữu Hào, đã dẫn dụ: “Ở các nước công nghiệp tiên tiến, công nghiệp ôtô là nguồn động lực phát triển các ngành công nghiệp khác. Một xe ôtô du lịch hiện đại có từ 20.000 – 30.000 chi tiết và tính trên toàn thế giới thì ngành công nghiệp ôtô tiêu thụ 77% cao su thiên nhiên, 50% cao su tổng hợp, 67% chì, 40% máy công cụ, 25% thủy tinh, 64% gang rèn, 20% các vật liệu bán dẫn (các linh kiện điện tử trong ôtô con đã chiếm giá trị tới 1.000 USD, cao hơn cả giá trị của thép trong ôtô). Hàng năm ở Nhật có 4,5 - 5,0 triệu xe ôtô bị thải loại không sử dụng được, trong đó 75% phế liệu có thể tái chế được.”

Đây chính là một trong những lý do cơ bản để những năm 1990 Chính phủ cấp phép cho hàng loạt liên doanh ôtô với sự tham gia của các tổng công ty công nghiệp hàng đầu trong nước. Theo đó Chính phủ kỳ vọng Việt Nam sẽ có một ngành công nghiệp ôtô phát triển mà một phần quan trọng nhờ quá trình chuyển giao công nghệ từ các tập đoàn ôtô thế giới, nhờ sự học hỏi của các tổng công ty.

Đó là từ góc nhìn của các nhà hoạch định chính sách. Ở góc nhìn khác, mong muốn sản xuất được những chiếc xe hơi mang thương hiệu Việt cũng được nhiều doanh nhân, nhiều chuyên gia trong ngành ấp ủ từ lâu. Do đó, cách đây vài năm, hàng chục công ty ôtô trong nước đã được cấp phép thành lập theo Quyết định 115/2004/QĐ-BCN do Bộ Công nghiệp (nay là Bộ Công Thương) ban hành năm 2004.

Đến nay, hai thương hiệu ôtô “nội” đạt được những thành công đáng kể nhất là Xuân Kiên (Vinaxuki) của vị kỹ sư già Bùi Ngọc Huyên và Trường Hải (Thaco) của ông Trần Bá Dương.

Thậm chí, vượt ra khỏi những e ngại của một số chuyên gia về khả năng sản xuất xe hơi thương hiệu Việt, vị doanh nhân già Bùi Ngọc Huyên vẫn đang tiếp tục tập trung đầu tư nhà xưởng, nhân lực và nguồn vốn để cho ra đời những chiếc xe hơi đủ sức cạnh tranh với nhiều thương hiệu xe “ngoại”.

Mặc dù hai mẫu xe 4 chỗ ngồi đầu tiên mang tên Haifei do Vinaxuki sản xuất chưa nhận được sự hưởng ứng nhiệt tình của thị trường song cũng đã thể hiện những nỗ lực đáng nể của hãng xe nội này. Hiện tại Vinaxuki đang tiếp tục đầu tư xây dựng nhà máy chuyên sản xuất xe con bên canh nhà máy sản xuất xe tải đang hoạt động. Vinaxuki cũng đang xúc tiến xây dựng trung tâm đào tạo nhân lực cho ngành công nghiệp ôtô.

Hay rượu “nội” bình “ngoại”?

Thực tế sự kỳ vọng có được những chiếc xe hơi mang thương hiệu “thuần Việt” đang dần được thay thế bằng sự kỳ vọng khác, về những chiếc xe mang thương hiệu quốc tế song có tỷ lệ nội địa hóa cao. Sự kỳ vọng này đã thể hiện khá rõ ở mục tiêu nội địa hóa nêu ra trong bản quy hoạch phát triển công nghiệp ôtô do Bộ Công Thương xây dựng. Mặc dù đến nay “lộ trình” nội địa hóa đề cập trong bản quy hoạch này đã bị coi là thất bại nhưng nó vẫn tiếp tục được Bộ Công Thương hướng tới và nhiều hãng xe thuộc VAMA cố gắng thực hiện.

Các chuyên gia cho rằng, trong khi mục tiêu sản xuất những chiếc xe hơi mang thương hiệu Việt dường như là bất khả thi do năng lực thực tế khó đáp ứng nổi và thời gian còn lại để làm được việc đó trước khi những tác động từ hội nhập đặt dấu chấm hết thì việc cho ra đời những sản phẩm kiểu “rượu nội bình ngoại” lại hoàn toàn có thể.

Chẳng hạn, 4 quốc gia trong khu vực Đông Nam Á có ngành công nghiệp ôtô phát triển khá mạnh mẽ là Thái Lan, Indonesia, Philippines hay Malaysia cũng hầu như không có thương hiệu xe hơi “thuần nội” nào đủ sức cạnh tranh mà đa số là những mẫu xe mang thương hiệu Toyota, Ford hay Honda...

Có thể nhắc đến Toyota Indonesia như một điển hình. Hiện tại Indonesia được coi là trung tâm cung cấp động cơ Toyota cho các nhà máy khác trong khu vực; hay khi nhắc đến những chiếc Toyota Fotuner đang được nhập khẩu về Việt Nam, ai cũng biết đó là những chiếc “xe Indonesia” với mức giá thấp hơn hẳn so với xe nhập khẩu từ Nhật Bản hay Mỹ.

Một ví dụ khác. Tháng 8/2008 Ford Việt Nam đã tung ra thị trường mẫu sedan hạng trung cao cấp Mondeo 2008. Nhắc đến Ford ai cũng biết đó là một thương hiệu xe Mỹ song mẫu xe này lại được nhập khẩu từ Đài Loan. Theo giải thích của Ford, mẫu xe Mondeo được sản xuất tại Đài Loan có chất lượng chẳng khác gì sản xuất tại Mỹ song lại có mức giá thấp hơn do điều kiện sản xuất, tỷ lệ nội địa hóa đạt được tại nền kinh tế này trong khi chi phí cho hoạt động xuất – nhập khẩu thấp hơn hẳn do lợi thế địa lý.

Trở lại quãng thời gian 10 năm trước để lý giải tại sao có đến hơn 10 thương hiệu ôtô hàng đầu thế giới đầu tư vào Việt Nam. Rõ ràng sự gia nhập của các hãng ôtô này không phải vì những mục tiêu trước mắt là chiếm lĩnh thị trường gần 100 triệu dân mà còn vì những mục tiêu xa hơn là chiếm lĩnh thị trường khu vực. Họ đã thấy Việt Nam có nhiều lợi thế để phát triển sản xuất, từ đó xuất khẩu sang các thị trường khác, giống như trường hợp Indonesia hay Đài Loan nêu trên.

Chưa kể sau hơn một thập niên chưa gặt hái được nhiều thành công, thậm chí đã có 2 thương hiệu phải rút lui là BMW và Daihatsu, vẫn có một số thương hiệu khác “tính kế” vào Việt Nam như trường hợp Nissan hay Volswagen.

Trong khi đó, một số hãng xe đang có mặt tại Việt Nam vẫn tiếp tục đầu tư mở rộng nhà máy, tăng công suất sản xuất đồng thời tìm cách nâng cao tỷ lệ nội địa hóa. Đầu tiên là Ford Việt Nam với việc công bố kế hoạch mở rộng sản xuất vào tháng 4/2008 với số vốn tăng thêm 10 triệu USD. Tiếp theo là Toyota với việc đầu tư dây chuyền sản xuất khung xe đầu tiên tại Việt Nam mà trước mắt dành cho mẫu xe ăn khách nhất thị trường Innova, nâng tỷ lệ nội địa hóa của mẫu xe này lên 37%, mức cao nhất hiện nay đồng thời hướng tới tỷ lệ 60% sau vài năm nữa.

“Có thể mục tiêu xuất khẩu những chiếc xe hơi Việt Nam còn xa vời song không phải không có tính thực tế nếu nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ từ chính sách, sự tham gia tích cực từ công nghiệp phụ trợ trong nước và sự phát triển bùng nổ của thị trường”, đại diện một hãng xe nhận định.

VnEconomy

Thời của phim quảng cáo

Bộ phim Bỗng dưng muốn khóc đang hút khán giả nên cũng “hút” theo đó nhiều lời than phiền: “Quảng cáo nhiều quá!”.

Một tập phim chỉ khoảng 40 phút mà bị ngắt quãng đến ba lần, mỗi lần gần bảy phút dành cho quảng cáo.

Thậm chí nhiều sản phẩm lặp đi lặp lại đến bốn lần trong vài phút. Người xem bắt đầu khó chịu ngồi đếm khi nhiều sản phẩm liên tục giội bom, “liên tục liên tục liên tục” như slogan (khẩu hiệu) của sản phẩm pin.

Điều này gây cho khán giả nhiều phiền toái nhưng cũng cho thấy rằng phim quảng cáo trên truyền hình (TVC: television commercial, từ đây gọi tắt là phim quảng cáo) bây giờ là “một phần tất yếu của cuộc sống” (slogan của một loại nước uống).

Dù thích hay không thích thì sự thật là khán giả truyền hình ngày nay đang sống cùng quảng cáo và đang bị tác động bởi quảng cáo. Các đài truyền hình sống được cũng nhờ vào quảng cáo...

Slogan = phong cách sống

“Tuyết Anh ơi, tối nay mình đi chơi nhé!” - Đang mệt mỏi, người viết ngẩn người trước câu rủ rê nghe quen quen nhưng không phải gọi... tên mình thì anh bạn đồng nghiệp phá lên cười: “Không nhớ à, quảng cáo mỹ phẩm Ponds đó.

Trước đây ngày nào tivi cũng phát, tôi nghe riết đâm... thuộc. Thi thoảng lôi chiêu này ra xài với nàng của tôi mỗi khi nàng ấy giận”.

“Không nên hoãn cái sự sung sướng đó lại” là một câu nói lạ tai nhưng dễ nhớ khác do nhạc sĩ Tuấn Khanh nói trong đoạn phim quảng cáo về Vinacafe. Có xuất xứ từ một bộ phim truyền hình cách đây khá lâu, nhưng đến khi xuất hiện trên phim quảng cáo nó liền trở thành câu cửa miệng của nhiều người.

Hay “Vợ anh sẽ hỏi tội chú” trong quảng cáo một loại xà bông giặt được nhiều người đàn ông nói đùa với bạn khi được rủ rê... đi nhậu!

Khán giả xem truyền hình khó có thể quên câu “Có thể bạn không cao nhưng ai cũng phải ngước nhìn” của sản phẩm bia Saigon Special. Đây có thể xem là mẩu quảng cáo thành công nhất cho các sản phẩm hàng VN sau slogan “Biti’s - nâng niu bàn chân Việt” rất ấn tượng trước đó. Câu slogan của Biti’s không chỉ khiến người xem nhớ đến sản phẩm mà còn ngầm tạo nên một bản sắc Việt.

Còn câu “Có thể bạn không cao...” cũng là châm ngôn sống của nhiều người. Đồng nghiệp của người viết còn tâm sự chị cũng đã dùng câu nói này để dạy con trai phải tự tin vào bản thân: dù không cao nhưng ai cũng phải ngước nhìn vì năng lực, kiến thức, phẩm cách...

Thường một mẩu quảng cáo trên truyền hình bao gồm ba yếu tố: hình ảnh, ngôn ngữ và âm nhạc. Tiêu chí “nghe là nhớ, nhìn là thích” luôn được dân làm quảng cáo tôn lên vị trí hàng đầu. Ngoài chuyện hình ảnh tạo ấn tượng, âm nhạc sinh động, sâu lắng hay nhộn nhịp tùy theo từng sản phẩm thì ngôn ngữ, câu từ trong phim quảng cáo là điều khiến nhiều người xem quan tâm nhiều nhất.

Slogan quảng cáo được các hãng xem như một phong cách sống đặc biệt chứ không chỉ đơn thuần là giới thiệu một món hàng kinh doanh. Bởi vậy, slogan phải được xây dựng dựa trên tiêu chuẩn “5 sao”, nghĩa là phải đảm bảo được 5 yêu cầu: đơn giản, dễ hiểu, ngắn gọn, dễ nhớ và liên quan chặt chẽ với thương hiệu.

Có những câu slogan của sản phẩm quảng cáo đã đi vào đời sống của người dân, được truyền miệng vì dễ hiểu và có sức hút cao về ý nghĩa và âm thanh như “Nokia: kết nối mọi người (Nokia: Connecting people)”, “Prudential: luôn luôn lắng nghe, luôn luôn thấu hiểu”, “AIA: cuộc đời tôi, tương lai tôi, đất nước tôi”, “Mobi Fone: mọi lúc mọi nơi”, “Viettel - Hãy nói theo cách của bạn”, “Trung Nguyên: khơi nguồn sáng tạo”...

Ấn tượng khó phai

Một trong những đối tượng quan tâm nhiều nhất đến phim quảng cáo là trẻ nhỏ. Câu hát “ 100%, 100%, chúng tôi là những con bò, chúng tôi là những con bò...” được con nít ủng hộ quá xá nên trong những mẩu quảng cáo lần sau, loại sữa ấy (Vinamilk) luôn luôn có hình ảnh.... con bò thật to.

Nhiều bé cũng thuộc lòng lời bài hát “Bay lên nào, bay cao nào, nào nhảy cùng zing zing” hay “Mì Unif, mì Unif...” của sản phẩm bánh và mì gói. Nhiều trẻ dưới 5 tuổi cũng thích thú bập bẹ lặp lại những câu nói dễ nhớ một cách ngây thơ.

Trẻ con “lậm” quảng cáo như vậy, người lớn cũng đâu kém. Một thời nhiều nam thanh nữ tú Sài thành bắt chước cách ăn mặc của các nhân vật trong phim quảng cáo như đính hạt trang sức lên tóc (bắt chước dầu gội Rejoice), thể hiện cảm xúc kiểu “đó là một cảm giác rất Yomost!” rồi nhảy tung người lên khi chụp hình, hay tung đồng xu tìm người yêu như quảng cáo của Coca - Cola... Chưa kể rất nhiều ca khúc trong phim quảng cáo khiến người xem nhớ mãi như Quando Quando của bia Heineken, bài Đôi cánh tình yêu Mỹ Tâm hát cho Mitsubishi , Tôi yêu Việt Nam của Honda...

Anh M.S. - một nhân viên công ty quảng cáo - nói: “Nói như slogan của Prudential là phim quảng cáo luôn luôn lắng nghe (người tiêu dùng) luôn luôn thấu hiểu (người tiêu dùng) để tạo “ấn tượng khó phai” (slogan của Double Rich - NV). Thời của cạnh tranh, các doanh nghiệp phải bắt tay với nhà đài, công ty quảng cáo để sản xuất những phim quảng cáo chuyên nghiệp nhằm thu hút sự chú ý của công chúng với sản phẩm.

Có những phim quảng cáo đầy ý nghĩa, mang tính cộng đồng, tính nhân văn sâu sắc như chương trình khuyến học “Đèn đom đóm” của nhãn hiệu sữa Cô gái Hà Lan, 3 triệu ly sữa cho trẻ em nghèo của Vinamilk, “Tết làm điều phúc” của bột giặt Omo, “Cười lên VN ơi” của kem đánh răng P/S. Tuy nhiên, cũng có những phim quảng cáo khiến khán giả khi xem phải lắc đầu ngao ngán...

TTO

Công thức FRIES với tình yêu khách hàng

Trong quá khứ, các khách hàng đã từng rất khó khăn để mua một vài cuốn sách tại Foyles, một trong những nhà sách nổi tiếng thế giới tại London, Anh. tòa nhà khá chật chội; bố trí rất bừa bãi và đội ngũ phục vụ viên rất khó tìm thấy...

Để mua một cuốn sách, bạn phải xếp hàng hai lần, một lần là để thanh toán và nhận hoá đơn từ người thu ngân trong một căn phòng có song sắt, và lần thứ hai là để có được các cuốn sách của bạn. Không có gì thú vị cả.

Ngày nay, Foyles đã là một nhà sách hoàn toàn khác. Ở đó có đội ngũ nhân viên thân thiện, bố trí bắt mắt, sách sắp xếp dễ tìm, một quán cà phê nhạc jazz và một trang web hiệu quả. Các khách hàng rất thoải mái khi mua sắm tại đây.

Ở một điểm nào đó trong quá trình phát triển của mình, Foyles nhận ra rằng mình phải đưa ra FRIES tới các khách hàng của mình.

Đó là một loại thức ăn kiểu Pháp? Không, việc cung cấp thức ăn cùng với các cuốn sách là một ý tưởng thực sự tồi tệ. FRIES ở đây là một công thức kinh doanh và dịch vụ khách hàng rất hiệu quả, được viết tắt từ những chữ cái đầu tiên của các yếu tố cụ thể.

F -Thân thiện (Friendliness)

Chỉ là những hành động rất đơn giản như mỉm cười và trở nên thân thiện đối với khách hàng nhưng cũng có thể tạo ra nhiều khác biệt rất lớn.

Bạn sẽ không thể có được tình cảm của một ai đó nếu không mỉm cười. Và sự thân thiện này không chỉ dừng lại ở con người, mà còn cần được thể hiện trong các dữ liệu tiếp thị, trang trí cửa hiệu và trang web nữa.

R - Cam đoan (Reassurance)

Khi khách hàng đầu tư vào những sản phẩm hay dịch vụ một hai lần đầu tiên, sẽ thật hữu ích nếu có được một vài cam đoan, bảo đảm nào đó về những gì khách hàng có được.

Đó có thể là những cam kết hoàn trả tiền trong một thời hạn nhất định nếu khách hàng không vừa ý; cam kết trợ giúp sau bán hàng hay những đảm bảo sửa chữa miễn phí,... Đó đều là những dạng cam kết tuyệt vời.

I - Thông tin (Information)

Chúng ta đang bị tràn ngập bởi hàng núi thông tin khác nhau. Nếu bạn ngỏ ý muốn mua một máy ảnh kỹ thuật số trên mạng, sẽ có hàng chục tờ rơi được gửi đến bạn sau đó không lâu.

Tuy nhiên, những thông tin hữu ích và thích hợp luôn được chào đón. Rất nhiều cuốn sách best-seller giờ đây có tới hàng chục trang P.S ở cuối. Đó có thể là những cuộc phỏng vấn tác giả, hướng dẫn các câu lạc bộ đọc sách, đề xuất những cuốn sách hay và rất nhiều thứ khác. Cũng như phần phụ thêm của đĩa DVD, nội dung và chất lượng có thể được thay đổi, nhưng khi nó thích hợp, kết quả sẽ thật tuyệt vời.

E - Gia tăng (Extras)

Sẽ thật tuyệt vời nếu các khách hàng nhận được nhiều hơn những gì họ mong đợi. Khi bạn đăng ký một tài khoản ngân hàng trực tuyến với Egg, bạn có được một nhà quản lý tiền bạc trực tuyến giúp bạn theo dõi tất cả các giao dịch tài khoản, thậm chí với những ngân hàng và xây dựng các kế hoạch tài chính.

Egg cũng cho bạn khả năng dễ dàng sử dụng tất cả các dịch vụ quản lý tài khoản. Đó là một dịch vụ hữu hích và hết sức thú vị, qua đó tăng cường các lợi ích khi mở một tài khoản Egg.

S - Đơn giản (Simplicity)

Rất nhiều hãng sản phẩm, dịch vụ tập trung nỗ lực để phức tạp hoá mọi thứ cho các khách hàng. Các hãng điện thoại di động là một ví dụ.

Tuy nhiên, hãy lựa chọn con đường khác – đơn giản hoá mọi thứ tốt nhất có thể. Giả sử bạn cần mua một chiếc máy tính mới, bạn đọc một tạp chí giới thiệu về một máy vi tính khá thích hợp do hãng Evesham sản xuất.

Các máy vi tính được lắp ráp từ nhiều linh kiện khác nhau (bộ vi xử lý, RAM, card đồ hoạ, màn hình,...) và do đó để lựa chọn được một chiếc máy vi tính như ý sẽ mất nhiều thời gian và công sức nghiên cứu.

Trang web của hãng Evesham đã khiến việc này trở nên dễ dàng. Ở đó có một danh sách các chiếc máy đã được xem xét hoàn chỉnh, bạn có thể tự lựa chọn các linh kiện theo ý muốn, thay đổi chúng và lắp ráp thành một chiếc máy vi tính đúng như mong đợi. Mọi việc rất đơn giản và dễ dàng.

Và còn về các đối thủ cạnh tranh của bạn? Sẽ luôn giá trị khi bạn thử mua sắm sản phẩm/dịch vụ nào đó từ họ. Chỉ một điều duy nhất, bạn có thể có được nhiều ý tưởng mới từ việc mua sắm sản phẩm/dịch vụ của các đối thủ cạnh tranh. Đồng thời, bạn có được một trải nghiệm mua sắm thực tế. Liệu họ đã đưa ra FRIES cho các khách hàng và nếu chưa được thì mình cần phải làm những gì nhằm bù đắp các thiếu sót?

Tất cả điều này đều khá hiển nhiên, nhưng nhiều công ty không làm như vậy. Việc biết một điều gì đó quan trọng không đồng nghĩa với việc sẽ hành động đúng theo đó - việc chỉ biết không thôi rõ ràng là chưa đủ.

Vì thế, đây là thách thức cho bạn. Mọi người đều yêu thích FRIES. Vậy bạn có thể làm những gì để dễ dàng hoá mọi việc cũng như tạo ra nhiều niềm vui thích hơn cho các khách hàng của bạn?

Bwportal