Friday, August 08, 2008

Sao vào mùa... đại sứ thương hiệu

Dường như nửa đầu năm 2008 là thời điểm “gần” nhau nhất giữa sao và các nhãn hiệu hàng đầu tại VN cùng hàng loạt bản hợp đồng quảng bá thương hiệu được ký kết.

Mở đầu cho 1 năm bận rộn này là hợp đồng làm đại sứ thương hiệu của hoa hậu VN Mai Phương Thuý với LG Electronics vào đầu năm 2008.

Kế tiếp, vào tháng 2 câu slogan “Sống là không chờ đợi” của Sunsilk vang lên trên khắp các TVC cùng bước chân của biểu tượng quảng cáo mới của họ: ca sỹ Hồ Ngọc Hà.

Chậm hơn 1 chút, nhưng Mercedes-Benz Việt Nam đã kịp chở cả 3 người đẹp là: Diễn viên điện ảnh Lý Nhã Kỳ, ca sỹ Hồng Nhung, người đẹp Giáng My đến lễ ký kết hợp đồng làm đại sứ cho nhãn hiệu xe hơi sang trọng này vào ngày quốc tế phụ nữ 8/3.

Và gần đây nhất, ngày 25-06-2008 cô “ca sỹ đa tài dùng điện thoại đa năng” Tóc Tiên chính thức làm đại sứ thương hiệu cho hãng điện thoại Thái Lan cùng sự xuất hiện của 2 mẫu điện thọai mới I-Mobile Hitz 101 và I-Mobile Hitz 201.

Hãy lắng nghe đánh giá của các vị chức sắc về các đại sứ mới này của họ:
“LG Electronics Việt Nam tin rằng Mai Phương Thuý sẽ hoàn thành xuất sắc vai trò đại sứ thương hiệu của LG tại Việt Nam như cô đang hoàn thành xuất sắc vai trò hoa hậu của mình.

Chúng tôi chọn cô chứ không phải ai khác bởi cô là đại diện tiêu biểu cho một thế hệ trẻ rất tự tin,tài năng và biết sống vì cộng đồng, Ông Kwak Seong Whan,giám đốc Marketing của LG Electronics cho biết.

Tiến sỹ Udo Loersch, tổng giám đốc công ty Mercedes-Benz Viet Nam thì đánh giá rằng: “ba đại sứ của MBV đều là những gương mặt nổi tiếng trong các lĩnh vực khác nhau,là những người phụ nữ hiện đại của thế kỷ 21, thông minh,năng động và bản lĩnh, là một trong những hình mẫu tiêu biểu của nhóm người thành đạt ngày càng tăng tại Việt Nam hiện nay

Đồng quan điểm với 2 nhận xét trên,ông Dech Vhisikikuptakes,Tổng giám đốc I-Moblie,đại sứ thương hiệu đa tài là chìa khoá chủ chốt giúp đẩy mạnh dòng điện thoại đa tính năng. Chính vì vậy, tại Việt Nam I-Mobile đã chọn ca sĩ Tóc Tiên,1 đại diện thế hệ 8x xinh đẹp, tài năng, đã chứng tỏ mình trên nhiều lĩnh vực như:ca sĩ,MC và sẽ là bác sĩ trong tương lai


Hy vọng những sự hợp tác này sẽ đem lại 1 mùa bội thu về hình ảnh đối với các hãng vì ai cũng biết vai trò quan trọng của các vị đại sứ này chính là tạo dựng hình ảnh tích cực về các doanh nghiệp trong tâm trí của người tiêu dùng.

Những bài viết liên quan

* Bạn sẽ không ngờ rằng website có ích cho thương hiệu của bạn thế nào đâu…

* 10 thương hiệu toàn cầu của Đài Loan.

* 2 kinh nghiệm xây dựng thương hiệu.

* Xây dựng thương hiệu theo ý khách hàng, khách hàng quyết định mọi sáng tạo.

* Tạo ấn tượng khi thiết kế thương hiệu


Có lẽ 1 trong những ví dụ về thành công trong mối hợp tác này chính là tập đoàn Egineering & Construction cùng đại sứ của họ: nữ diễn viên nổi tiếng Lee Young Ae như lời ông Kim Kab Ryul, tổng giám đốc tập đoàn cho biết: “sự góp mặt của cô giúp cho hình ảnh, thương hiệu tập đoàn gây được sự chú ý hơn, đồng thời giá trị các dự án tăng vọt hơn, như việc nhiều dự án căn hộ cao cấp tại Hàn Quốc có Lee Young Ae quảng cáo đã bán được giá cao gấp đôi so với giá ban đầu mà vẫn không đủ căn hộ để bán tiếp”

Quang Minh - Vietnambranding

Nghịch lý của chuyện "kêu trời" thiếu nhân tài

Đang có một thực tế đáng lo ngại là có hiện tượng “chảy máu chất xám” trong các cơ quan, đơn vị nhà nước. Xu hướng người tài, người có trình độ xin chuyển qua doanh nghiệp, ra mở công ty tư nhân, làm việc cho các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài v.v…không còn là cá biệt nữa. Cũng không còn như cái thuở bằng mọi giá xin được vào làm ở cơ quan nhà nước nhất là ở các thành phố lớn. Rồi là để phấn đấu vào được biên chế, mà nhiều người cho là một bước ngoặt trong cuộc đời!


Đã xuất hiện những những người trẻ có năng lực chuyên môn làm ở các cơ quan “phi nhà nước” quay trở lại dè bỉu những bạn đồng trang lứa cố sống cố chết để vào biên chế. Bên cạnh đó, cũng có những sinh viên khá giỏi được nhận về theo diện “thu hút nhân tài” trong các cơ quan nhà nước “lặng lẽ ra đi” không một lời từ biệt.

Ở nhiều tỉnh, thành, đã có tình trạng một số sở tìm không ra người mới, trong khi người có kinh nghiệm và năng lực lại tìm mọi lý do để ra đi. Trong số đó, có những sở, mặc dù khi sáp nhập lại theo Nghị định 13 của Chính phủ, bộ máy phình to ra nhưng tuy người đông nhưng phần lớn lại là người làm các bộ phận hành chính, sự vụ và…cán bộ. Một số địa phương, sau khi sáp nhập sở mới, có nơi có tới 8, thậm chí 9 phó giám đốc!?… Nghịch lý là, trong khi đó, lãnh đạo lại kêu trời vì thiếu người có năng lực để làm công tác chuyên môn.

Đành rằng, nói là làm gì cũng là phục vụ cho quê hương đất nước, dù làm nhà nước, làm cho tư nhân, cho nước ngoài…, miễn là kiếm đồng tiền chính đáng, không vi phạm pháp luật. Nhưng nếu cơ quan nhà nước nào cũng cứ “mở cửa thông thoáng” để ai muốn ra đi cũng được trong khi lại không có nhiều người có năng lực trình độ về đầu quân, thì tất yếu bộ máy nhà nước đó sẽ ngày càng già cỗi, suy yếu đi.

Đó là chưa kể trường hợp những bạn trẻ lấy cơ quan nhà nước là nơi tạm dừng chân để tìm kiếm những suất học bổng nước ngoài hoặc để làm “trạm quan sát” tìm kiếm một chỗ làm mới “màu mỡ” hơn. Quả là một thực tế rất đáng suy ngẫm.

Nhìn nhận một cách nghiêm túc thì trên hết phải là một môi trường làm việc tốt và thu nhập tương xứng với năng lực, hay cụ thể hơn là phải có “đất” để họ sống và dụng võ. Bên cạnh đó thái độ ứng xử, năng lực… của người lãnh đạo cũng rất quan trọng. Một trung tâm nhà nước ở Đà Nẵng, chỉ vì lãnh đạo được trên bổ nhiệm về không được cấp dưới “tâm phục khẩu phục”, mà người giỏi đã lần lượt ra đi làm cho một công ty khác do chính người…Phó Giám đốc cũ của Trung tâm đó làm Giám đốc, để lại một Trung tâm gần như chỉ còn lại…bộ khung èo uột.

Một vấn đề cần đề cập nữa là đối với diện sinh viên khá giỏi đã nhận về tại các cơ quan nhà nước, ngoài chính sách đãi ngộ, nên quan tâm để các em sớm được đứng vào hàng ngũ công chức, để có điều kiện đề bạt, đào tạo đối với những người có năng lực thực sự, tránh tình trạng làm 5 – 6 năm mà vẫn là diện “sinh viên khá giỏi”, tương lai mờ mịt, năng lực bị thui chột và… thu nhập khiêm tốn.

Trong việc thu hút nhân lực chất lượng ở mỗi địa phương, bên cạnh việc “thu hút tốt” người tài phải đi đôi với giữ chân được họ. “Chiều hiền” giỏi phải đi đôi với “đãi sỹ” hay. Và cũng phải thẳng thắn đối mặt với thực tế hiện nay là thu nhập quá thấp từ đồng lương công chức, trong khi sự “mời gọi” bên ngoài lại quá hấp dẫn.

Và cũng không loại trừ tình trạng có sự đố kỵ, thiếu hợp tác, sợ lớp trẻ giành mất vị trí của một số cán bộ có thâm niên công tác nhưng năng lực sáng tạo đã cạn… từ đó đã làm cho hiện tượng “chảy máu chất” xám ngày càng trở nên phổ biến. Thiết nghĩ, đây là một bài toán đang cần có lời giải sớm trước khi quá muộn.

Diệp Dân Hùng
Văn phòng UBND Tp Đà Nẵng

Thursday, August 07, 2008

Ba trường phái quảng cáo trong chiến dịch marketing

Có người ví người tiêu dùng là con mồi, người làm quảng cáo là thợ săn, mẩu quảng cáo là mũi tên bắn đi. Như vậy vấn đề đầu tiên của người thợ săn là xác định con mồi. Sau đó xác định điểm bắn: vào tim, vào đầu hay vào bụng.

Cuối cùng là thực hiện phát bắn hoàn hảo. Sau khi đã xác định vị trí con mồi, người thợ săn đứng trước lựa chọn: bắn vào đâu? Đầu, bụng hay tim?

Bắn vào đầu, tức là nhắm vào suy nghĩ, phán đoán, phân tích, tưởng tượng, niềm tin, giá trị, bản ngã... của người tiêu dùng. Phải chăng làm họ tin thì họ sẽ theo? Bắn vào tim, tức là nhắm vào tình cảm của người tiêu dùng.

Phải chăng làm họ thích thì họ sẽ theo? Bắn vào bụng, tức là nhắm trực tiếp vào ham muốn của người tiêu dùng. Phải chăng làm họ muốn thì họ sẽ theo?

Tương ứng với mỗi lý thuyết về “sự mềm yếu của lòng người” là mỗi kiểu quảng cáo khác nhau. Mặc dù quảng cáo ở Việt Nam chỉ mới trải qua gần 10 năm lịch sử, chúng ta đã kịp nhìn thấy sự vận dụng khá đa dạng các trường phái tiếp thị.

Quảng cáo USP

Quảng cáo USP (Unique Selling Proposition: ưu thế sản phẩm độc nhất) được khởi xướng bởi một người Mỹ là Reeves trong những năm 1940, sau đó được Bates phát triển và hoàn thiện. Thời kỳ này công nghệ sản xuất còn phôi thai và mỗi sản phẩm thường có một ưu điểm rất riêng.

Bằng cách xoáy sâu vào ưu điểm này, nhà quảng cáo tạo cho thương hiệu của mình một hình ảnh và chỗ đứng độc lập. Một trong những quảng cáo USP tiêu biểu là sôcôla “chỉ tan trong miệng, không tan trên tay”. Quảng cáo USP thường dùng những chữ “duy nhất” hay “đầu tiên”.

Ở Việt Nam trong những năm mới mở cửa và hàng hóa ồ ạt tràn vào, chúng ta cũng thường thấy kiểu quảng cáo này. Do sự lơi lỏng của luật định, thậm chí các nhà quảng cáo còn đi xa hơn: họ không nói duy nhất mà xưng là tốt nhất! Nào là “loại bia số 1 thế giới”, “chuyển phát nhanh nhất thế giới”, “bột ngọt tốt nhất thế giới”... Sau này khi bị cấm, họ mới chuyển sang “duy nhất” hay “đầu tiên”.

Có thể nhìn thấy nỗ lực này rất rõ trong các loại dầu gội, xà bông. Mặc dù công thức gần như nhau, các nhà sản xuất thường cho vào một tí (rất ít) tinh chất gì đấy. Và thế là bạn có vô số loại dầu gội: bồ kết, thảo dược, cam, nha đam, hoa đậu biếc...
Và sự trúng mánh chắc chắn thuộc về Sunsilk Bồ kết vì đã khơi trúng niềm tin đã có truyền thống lâu đời trong các thế hệ phụ nữ Việt Nam . Nhưng có lẽ các nhà tiếp thị láu lỉnh Unilever đang nếm vị chát của qui luật vô thường. Cái gì thịnh rồi cũng phải suy. Khi thu nhập tăng lên, chị em trẻ hơn, hiện đại hơn và quen thuộc với Internet hơn là gánh nước hái rau, có lẽ hình ảnh của Sunsilk Bồ kết đang trở nên quê mùa, “dành cho má tui, hông phải cho tui”.

Quảng cáo ESP

Quảng cáo ESP (Emotional Selling Proposition: ưu thế về mặt tình cảm) ra đời như là câu trả lời cho sự bế tắc của USP, khi mà sản phẩm ngày một giống nhau, hôm nay anh xướng lên màn hình phẳng thì hôm sau đối phương cũng ra liền, hóa ra nhiều khi lại làm không công cho cả ngành hàng! Cơ sở của quảng cáo ESP dựa trên những sự thật sau:

Thương nhau củ ấu cũng tròn
Ghét nhau bồ hòn cũng méo

hay

Thương ai thương cả đường đi
Ghét ai ghét cả tông ty họ hàng.

Quảng cáo ESP thường được áp dụng cho những sản phẩm rẻ tiền, thí dụ như nước ngọt, bột ngọt, mì ăn liền, bánh kẹo... khi mà sự lựa chọn thông thường rất cảm tính. Quảng cáo kiểu này thường vui nhộn, đầy ắp nụ cười và kèm theo một câu hát hay cả bài hát. Người đầu tiên thực hiện rùm beng có lẽ là Coca-Cola.

Gần đây bột ngọt Ajinomoto cũng rất thành công với một chùm phim quay trên một gia đình không đổi gồm ba thế hệ ông bà, bố mẹ, con cái đều vui thích nấu ăn với Ajinomoto trên một giai điệu không đổi: “Những món ăn quê hương đậm đà Ajinomoto ngon quá, vui biết bao bữa ăn gia đình, Ajinomoto tuyệt vời...”.

Nói chung kiểu quảng cáo này đòi hỏi phải có duyên, giống như một anh chàng si tình mang guitar đến hát dưới khung cửa sổ người đẹp. Hát khéo thì được nàng mở cửa kéo lên, hát vô duyên coi chừng bị suỵt chó. Thật ra so sánh này cũng hơi khập khiễng vì đối tượng của quảng cáo là số đông. Và đôi khi có những quảng cáo phân hóa rất rõ nét.

Điển hình là chiến dịch “người đẹp tự sự” của xà phòng Dove: “Ông xã mình nói mua cho mình xài, biết đâu ổng cũng xài, hí hí”. Chúng tôi hỏi nhiều chị em, người thích thì quá thích mà người ghét thì ghét thậm tệ.

Quảng cáo lối sống

Quảng cáo lối sống, hay giá trị, dựa trên giả định này: hãy đi cùng tôi, vì chúng ta chung một niềm tin. Quảng cáo này thường có vẻ xa vời, nhưng sức mạnh của nó, một khi bắt trúng mạch, là kinh khủng. Nike xây dựng lâu đài của mình xung quanh thái độ “Just do it”: hãy làm điều bạn thích, bất kể mọi thứ.

Có thể nói đó là một thái độ rất Mỹ. Một dạo Nike thuê danh thủ người Pháp đóng phim cho mình. Anh chàng Cantona, mặt mày ngổ ngáo như mọi khi, nói: “Tôi đã từng đánh đồng đội, bay đạp vào cổ động viên, cãi trọng tài, nhận thẻ đỏ từ trọng tài, rồi gọi tay trọng tài đó là quân mất dạy. Vậy mà hổng hiểu sao có người vẫn tài trợ cho tôi. Nike”.Quảng cáo kiểu này có lẽ phải còn lâu mới hiệu quả (hay được chiếu) ở châu Á, nhưng ở phương Tây, nó rất thịnh hành.

Dịch “Hãy thưởng anh ấy một Tiger” khi mới tung vào Việt Nam có thể xem như một nỗ lực chuyên nghiệp đầu tiên quảng cáo theo hướng lối sống/giá trị (Lifestyle advertising). Lặp đi lặp lại câu chuyện anh hùng cứu mỹ nhân, bằng các thước phim hành động hấp dẫn và cùng với câu hiệu “Bản lĩnh đàn ông thời nay”, thương hiệu này đã đánh trúng tâm lý người uống bia Việt Nam. Nam vô tửu như kỳ vô phong.

Tiger Beer tiếp nối một tâm tưởng đã có từ nhiều đời, một sự ngưỡng mộ đối với kiểu anh hùng lãng tử phương Đông, uống như hũ chìm nhưng võ thuật, quân tử thì cũng hiếm ai bì. Chỉ có ở phương Đông mới có một thứ võ là túy quyền, mặc dù có lẽ nó chỉ tồn tại trong phim chưởng và truyện kiếm hiệp! Tuy nhiên ở đây, hơn là cổ xúy một lối sống (mấy ai thật sự dám làm anh hùng?), chiến dịch quảng cáo này cho người uống bia một “cái cớ” rất mỹ miều để biện minh cho hành động của mình: “Đàn ông mờ, phải bản lĩnh chớ, hông uống bạn bè nó cười cho”.

Khi ra đời, phim Biti’s “Nâng niu bàn chân Việt” gây ngạc nhiên không phải vì nội dung của nó. Trước đó Biti’s và nhiều nhãn Việt đã giương lá cờ “tự hào Việt Nam ”, “người Việt dùng hàng Việt”. Sự khác biệt là Biti''s được quay khá chuyên nghiệp, kịch bản gọn gàng, hình ảnh đẹp. Một cách nghịch lý, bộ phim này bắt được dòng chảy “tinh thần dân tộc” vì... nó giống phim quảng cáo nước ngoài! Điều này cũng dễ hiểu: trong bối cảnh hội nhập, chúng ta khát khao một tầm vóc, dáng vẻ ngang bằng với thế giới.

Ngoài ba “dòng chính” kể trên, quảng cáo còn có những nhánh rẽ riêng biệt rất độc chiêu. Một dạo người ta đề xướng một thứ gọi là quảng cáo tiềm thức (Subliminal advertising). Cơ sở lý luận của quảng cáo này nghe rất vững chắc: chính tiềm thức con người mới là nơi cần phải nhắm vào; chính những gì nằm sâu, bên dưới cả tâm tư, suy nghĩ, tình cảm, niềm tin... mới chi phối con người mạnh mẽ hơn cả. Nhưng đến phần thực hành thì không biết phải làm sao? Làm sao để thôi miên hàng triệu người xem truyền hình? Có người đề xuất quảng cáo cực ngắn, chỉ có nhãn hiệu hiện lên trong tích tắc và biến mất trước khi người xem kịp nhận ra.

Tuy nhiên, tiềm thức vốn nhanh hơn ý thức đã kịp lĩnh hội và sẽ lưu giữ hình ảnh nhãn hiệu trong trí. Quảng cáo kiểu này có đưa vào thực tiễn ở phương Tây một thời gian trước khi bị cấm vì bộc lộ quá rõ mưu đồ điều khiển con người.

Một nỗ lực thành công hơn để chui vào tiềm thức người xem người nghe chính là lặp đi lặp lại. Điều này giải thích tại sao mỗi thương hiệu chuyên nghiệp phải có một logo bất biến, kèm theo một câu hiệu như là Biti''s “Nâng niu bàn chân Việt”. Đi xa hơn, các thương hiệu còn chọn một phông chữ riêng, gam màu riêng, giọng đọc riêng, bài hát riêng, ngôi sao riêng.

Sức mạnh của sự lặp lại đã nhiều lần được chứng minh qua các quảng cáo cực dở nhưng lại cực kỳ thành công do chiếu liên tục và cấu trúc đơn giản. Thuốc bổ Nutroplex xây dựng thương hiệu qua hình ảnh bé Bi rất ngô nghê: “Bi khỏe hơn, thông minh hơn là nhờ uống Nutroplex mỗi ngày”. Và Nutroplex khỏe hơn, thành công hơn là nhờ lải nhải câu này mỗi ngày trong một thời gian rất dài.

Có một dòng quảng cáo chuyên nhắm vào sự sợ hãi là quảng cáo thuốc, hay rộng hơn, quảng cáo cho các sản phẩm “giải quyết vấn đề”. Vấn đề càng nghiêm trọng chừng nào thì càng có thể “hù dọa” nhiều chừng đó.

Tuy nhiên vấn đề chỉ hơi bé bé mà hù dữ quá thì bà con sẽ phản ứng. Tai nạn đầu tiên có lẽ thuộc về chiến dịch dầu gội trị gàu Rejoice, với ba mẩu quảng cáo trên báo phô trương ba cái đầu tóc gàu (phóng đại hóa thành bùn đất), tóc khô (ví như đầu rơm), tóc ngứa (ví như kiến cắn).Sau đó là “thảm họa” của Hãng chuyển phát nhanh DHL với mẩu quảng cáo “Đến chậm gặm xương” khoe một khúc xương máu me đỏ lòm trên báo, làm cho báo chí tự nhiên có đề tài để châm biếm.

Trong khi đó, những mẩu quảng cáo rất “phô” của singgum Double-mint khi mới tung vào Việt Nam (như chú rể bị cô dâu từ chối vì hôi miệng) lại rất hiệu quả, vì với những kẻ đang yêu, vấn đề hôi miệng thật sự là một mối hiểm nguy cần phải giải quyết!

(Marketingviet

Những ý tưởng tiềp thị độc đáo

Cách đây 2 năm, nhân kỷ niệm 100 năm ngày viên thuốc Aspirin đầu tiên ra đời, hãng dược phẩm Bayer AG đã gây chú ý khi lập kỷ lục Guinness với mô hình hộp thuốc Aspirin bao quanh tòa nhà tổng hành dinh cao hơn 60 tầng, rộng khoảng 5000 m2 của hãng tại Đức.

Đó chỉ là một trong số muôn vàn ý tưởng tiêp thị độc đáo đã đem lại thành công cho nhiều tên tuổi lớn ngày nay.

Tiger- khinh khí cầu hình chai bia

Hãng bia Tiger (Mỹ) đã lập ra kỷ lục mới bằng chiếc khinh khí cầu hình chai bia Tiger lớn nhất thế giới khi hãng quyết định đổ bộ vào thị trường châu Âu.

Khinh khí cầu này được thả lên không trung lần đầu tiên tại công viên cạnh cây cầu bắc qua sông Thames ở thủ đô London của nước Anh. Sau đó, nó được đưa đi “lưu diễn” ở khắp châu Âu. Chai bia Tiger khổng lồ đã thu hút sự chú ý đặc biệt của người dân châu Âu.

Bên cạnh đó, khinh khí cầu cũng là một phương tiện chuyển tải ý tưởng rất mới mẻ của những chuyên gia tiếp thị và kể cả giới truyền thông. Hình ảnh và nhãn hiệu Tiger chỉ sau một thời gian ngắn đã trở nên nổi tiếng tại châu lục này. Doanh thu của hãng, nhờ đó, cũng tăng cao theo từng năm

Suzuki - màn trình diễn độc đáo

Hãng sản xuất xe hơi Suzuki (Nhật Bản) làm mọi người ngỡ ngàng khi lập kỷ lục “19 người trong chiếc Suzuki Wagon R”. Màn trình diễn ngoạn mục này trong buổi giới thiệu xe đã “hớp hồn” các đại lý và họ đặt mua xe Suzuki Wagon R ngay.

Không dừng lại ở đó, Suzuki còn tổ chức tiếp cuộc thi “Hãy tự lập kỷ lục và đoạt ngay giải thưởng lớn Kỷ lục 19 người trong chiếc Suzuki Wagon R” tại Tokyo và Osaka, Nhật Bản. Tất cả những người trên 18 tuổi đếu được quyền tham gia cuộc thi vui vẻ và đầy hào hứng này. Miệng truyền miệng, thế là ngày càng nhiều người biết về chiếc xe du lịch 5 chỗ đầu tiên được sản xuất tại Nhật Bản.

Rochester - tăng lợi nhuận bán lẻ nhờ tiệm ăn

Mở thêm các tiệm ăn là sáng kiến của siêu thị Rochester thuộc tập đoàn bán lẻ Weggmans, Mỹ. Tiệm ăn sẽ phục vụ khách hàng từ tách cà phê cho đến cả một bữa ăn tối thịnh soạn. Điều mà siêu thị Rochester mong đợi là thực khách sau khi dùng xong bữa sẽ ghé ngay vào các quầy hàng cạnh đó mua một vài món đồ còn thiếu trong nhà.

Thật ra, đây không phải là sáng kiến gì cả và, theo lời giám đốc điều hành của tập đoàn Weggmans, John Emerson, mở tiệm ăn ngay trong siêu thị từ lâu cũng đã là chuyện phổ biến. Tiệm ăn của chi nhánh Weggmans ở Sterling, Virginia có đến 250 chỗ ngồi. Một vài người đến đây chỉ để kiếm một chút gì đó ăn uống, thế nhưng khi ra về, ai cũng xách theo ra ngoài ra một túi hàng mua ngay trong siêu thị ấy.

Emerson nhấn mạnh: “Ít người đi ra tay không lắm, như vậy là lợi cả đôi đường. Tiệm ăn trong siêu thị có thể tiết kiệm thời gian cho việc lái xe chỉ để đi chợ. Ngoài ra, siêu thị còn có khả năng thu hút khách hàng cho tiệm ăn. Nếu bạn giữ chân khách hàng trong tiệm ăn càng lâu thì họ càng có khuynh hướng mua nhiều hơn”.

Một khía cạnh tâm lý rất quan trọng khi mở tiệm ăn trong siêu thị là khách hàng dùng những món ăn ngon lành thế nào cũng nghĩ tới những nguyên liệu người đầu bếp sử dụng trong món ăn của họ. Kết quả là có đến chín trong số mười khách hàng tự hỏi: tại sao lại không mua nguyên liệu ở ngay siêu thị này về nấu thử xem sao. Có khi khách hàng lại còn đem theo ra quầy một cuốn sách dạy nấu ăn nữa không chừng.

“Ðó là cách kinh doanh dựa theo tâm lý khách hàng và khi tìm hiểu được tâm lý của họ thì cần tìm tạo ra sự thuận tiện tối đa cho khách hàng”, John Manner, phóng viên hãng thông tấn AP đã kết luận khi quan sát những siêu thị có tiệm ăn của Rochester. “Một khi khách hàng hài lòng với sự thuận tiện mà họ đang được hưởng, chắc chắn bạn sẽ bán được nhiều hàng hơn”.

Aquafina - buổi ra mắt rực rỡ sắc màu

Buổi lễ giới thiệu nước tinh khiết Aquafina với tên gọi kích thích tính tò mò “Khám phá phong cách Aquafina” tại Anh cũng được đánh giá là độc đáo. Khác với một buổi giới thiệu sản phẩm mới, khách mời của Aquafina là những tên tuổi lớn trong lĩnh vực ca nhạc, điện ảnh, là những người mẫu, những người hoạt động nghệ thuật và cả giới kinh doanh,...

Mọi người đều hết sức bất ngờ trước sân khấu được thiết kế hoành tráng với sàn biểu diễn thời trang vắt qua mặt hồ bơi khách sạn Sheraton, London. Không có những bài phát biểu, giới thiệu dài dòng, khách mời hồi hộp ngay từ tiết mục mở màn: bơi nghệ thuật được hỗ trợ kỹ thuật bằng hệ thống khói cùng hệ thống đèn laser hiện đại. Nhạc sôi động dần, 6 nghệ sỹ bơi thành vòng tròn xung quanh logo Aquafina được chiếu sáng nhờ hệ thống laser đặt trên cao.

Không có nhiều tiết mục ca nhạc như thường thấy ở những buổi ra mắt sản phẩm, buổi giới thiệu của Aquafina được thực hiện thep môtip “Tiệc cùng Hollywood”, nghĩa là các “ngôi sao” có điều kiện gặp gỡ nhau. Tất nhiên cũng có biểu diễn thời trang nhưng hoàn toàn không sao chép bộ sưu tâp mới nhất của Escada trong buổi biểu diễn.

Một vài chi tiết cũng được nhà tổ chức làm cho khác đi. Không có người dẫn chương trình bước lên sân khấu để giới thiệu những tiết mục sắp tới. Một màn hình lớn làm thay công việc của anh ta. Trước khi chuyển sang phần biểu diễn bộ sưu tập Escada, trên màn hình xuất hiện những cảnh biểu diễn của chính Escada tại các thủ đô thời trang quốc tế, báo hiệu sự xuất hiện của màn trình diễn đặc sắc này.

Các công ty Mỹ - khơi dậy lòng biết ơn

Đối với ai cũng vậy, lòng biết ơn được coi là một trong những tình cảm quan trọng nhất- khi ta nhận được một món quà nào đó, dù là nhỏ, dù là không cần thiết, ta luôn luôn muốn tìm cách cám ơn.

Nhiều công ty sản xuất hàng tiêu dùng của Mỹ gửi thư chào hàng theo địa chỉ lấy trong danh bạ điện thoại. 16% số người nhận thư đã hưởng ứng lời mời mua hàng của công ty. Nhưng nếu công ty gửi kèm theo thư chào hàng là một cuốn lịch bỏ túi thì tỷ lệ người hưởng ứng tăng lên đến 35%.

Các công ty dược phẩm Mỹ cũng làm cách tương tự. Hàng năm, các công ty bỏ ra hàng triệu USD để tài trợ các chương trình nghiên cứu khoa học và hàng chục nghìn USD để làm quà tặng cho các bác sỹ (những kỷ vật nho nhỏ như bút máy, túi xách có in tên công ty...). Số tiền bỏ ra không lớn, nhưng tặng vật có ảnh hưởng tích cực đến kết quả nghiên cứu cũng như đến nhận thức của các bác sỹ trong khi kê đơn cho người bệnh.


Vào năm 1998, một cuộc khảo sát do Tạp chí Y học quốc tế Mỹ tiến hành cho thấy có tới 35% những nhà nghiên cứu, chịu trách nhiệm kiểm tra độ an toàn của loại thuốc tim mạch mới, đã đưa ra những nhận xét phê phán. Nhưng toàn bộ những người đã sử dụng tiền hỗ trợ của các hãng dược phẩm cho việc nghiên cứu, hoặc là đã làm việc trong một chi nhánh nào đó của các hãng dược phẩm, hoặc là đã được hãng thanh toán cho những chuyến đi công vụ, thì cho rằng loại thuốc này không có phản ứng phụ nào đáng kể, đồng thời khuyên các bệnh nhân nên dùng sản phẩm này.

Tiệm ăn Legman - các tài xế lái taxi trở thành người quảng bá thương hiệu

Tại Munich, Đức, nhà hàng và câu lạc bộ mở ra ngày càng nhiều, vì thế sự cạnh tranh giữa các điểm giải trí này cũng ngày càng trở nên quyết liệt. Vấn đề khó khăn là làm thế nào thu hút khách hàng. Và tiệm ăn Legman đã nghĩ ra một cách. Chủ quán mời các tài xế taxi đến dự tiệc theo định kỳ ở tiệm ăn nhằm động viên họ làm việc vất vả đến tận đêm khuya. Chuyện lạ gây xôn xao dư luận này khiến cho giới báo chí lập tức đăng tin bài. Nhờ đó, tiệm ăn trở nên nổi tiếng.

Mặt khác, chính những tài xế lái xe taxi cũng sẽ là những người tiếp thị tích cực nhất cho Legman, bởi nếu có ai hỏi người lái taxi rằng: “Gần đây có nhà hàng nào ngon không?”, thì lập tức tài xế xe taxi đó sẽ không ngần ngại chở ông khách đến tiệm ăn Legman mà anh ta được mời dự tiệc định kỳ. Thử hỏi rằng, có ai khôn ngoan hơn ông chủ tiệm ăn Legman này?

Phrin - cửa hàng tự động giảm giá

Phrin, hãng bán lẻ nổi tiếng của Mỹ, đã áp dụng một cách tiếp thị khá độc đáo ở nơi thuộc chuỗi cửa hàng bán lẻ của mình. Các cửa hàng này giới thiệu với công chúng một cách kinh doanh đặc biệt là tự động giảm giá cho các mặt hàng với phương thức: các mặt hàng của Phrin đều được tự động hạ giá theo thời gian. Sau 1 tháng, giá khởi điểm có thể hạ xuống số 0, có nghĩa là hãng sẽ đem hàng đi tặng hoặc làm từ thiện. Mỗi một sản phẩm bày bán trong cửa hàng này, bên cạnh biển giá còn có biển ghi ngày tháng bắt đầu bán.

Trong vòng 12 ngày kể từ ngày bán đầu tiên, hàng được bán nguyên giá, nếu hàng này không bán được thì từ ngày thứ 13 trở đi, giá tự động giảm 25%, qua 6 ngày nữa mà vẫn không bán được thì giá sẽ giảm đến 50% so với giá bán ban đầu, lại qua 6 ngày nữa hàng này vẫn không bán được thì giá giảm tiếp 25% nữa, tức là 75% so với giá bán ban đầu. 6 ngày cuối cùng của tháng nếu vẫn chưa có người mua, hàng này sẽ được đem tặng cho các tổ chức từ thiện.

Cách bán hàng tự động hạ giá của Phrin đã chứng minh rằng hoạt động kinh doanh của hãng rất thành công. Khách hàng đến với Phrin lúc nào cũng đông nườm nượp. Tuy nhiên, có vấn đề đặt ra rằng, giả sử nếu khách hàng nào cũng chờ đến khi hạ mấy mức giá mới mua thì của hàng sẽ lỗ vốn mất. Song các nhân viên của Phrin đều giải thích rằng đa số khách hàng chỉ đợi giảm giá đợt 1 là đã đổ xô đến mua, không ai dám chờ đến những đợt sau, bởi vì nếu hạ giá mà không mua thì người khác sẽ mua mất. Vì thế không ai bảo ai, họ tranh nhau mua các mặt hàng của Phrin.

Dường như, tất cả các chiến dịch tiếp thị trên đều rất nhạy cảm với thời cuộc, do vậy chúng được giới kinh doanh đánh giá cao. Qua những thành công như trên đã dẫn, Tiger, Aquafina, Rochester, Phrin, Suzuki hoàn toàn xứng đáng với danh hiệu những nhà tiếp thị xuất sắc.

Nhãn hiệu sẽ thành công và được nhiều người biết đến nếu bạn tạo ra được yếu tố đặc sắc và sáng tạo trong các phương thức quảng cáo tiếp thị. Đôi khi, một phương thức tiếp thị sử dụng các công nghệ hình ảnh hiện đại chưa chắc hiệu quả bằng cách thức đơn giản nhưng đánh đúng tâm lý khách hàng. Có điều là bạn đừng bao giờ quên hình ảnh nhãn hiệu.

Sau chiến dịch tiếp thị, khách hàng thường có xu hướng quay lại với nhãn hiệu mà họ đã quen. Một chiến dịch tiếp thị dù có thể kích thích sức mua nhưng không tạo ra được sự trung thành. Chính vì thế, sau các chiến dịch tiếp thị chỉ có tác dụng tức thời đối với công việc kinh doanh, bạn cần phải có những hành động tích cực nhằm giữ vững tiếng tăm, hình ảnh của nhãn hiệu và giữ được số khách hàng trung thành.

Ngày nay, tiếp thị đã trở thành chất xúc tác để sản phẩm của bạn tới được người tiêu dùng một cách nhanh chóng, đồng thời kích thích tiêu dùng, qua đó đẩy mạnh quá trình sản xuất và cuối cùng là tăng trưởng kinh doanh.

Nhiều năm trôi qua, các nhãn hiệu Tiger, Aquafina, Suzuki vẫn được đánh giá là luôn có các ý tưởng tiếp thị xuất sắc và khó có thể nói ai hơn ai. Nhưng điểm lý thú là các nhãn hiệu đó tuy đại diện cho những sản phẩm gần như trái ngược nhau, song thành công của chúng lại có một nét chung, đó là “Đổi mới, sáng tạo trong các ý tưởng tiếp thị”.

(Nihon Keizai)

Thương hiệu điện tử - xu hướng mới dẫn đến thành công.

Giới Thiệu

Cá nhân hóa thương hiệu điện tử là làn sóng kế tiếp của sự phát triển riêng biệt và chuyên nghiệp của hệ thống trực tuyến. Thương hiệu cá nhân là cách mà bạn quảng bá mình với mọi người, khi đó thương hiệu điện tử sẽ đại diện cho chính bạn trong hệ thống trực tuyến.

Thương hiệu của bạn thể hiện bạn là ai, bạn đại diện cho những giá trị, năng lực, thái độ, tầm nhìn, nhiệm vụ, tính cách, diện mạo nào. Tổng hợp những điều trên và cách mà bạn thể hiện chúng với mọi người chính là thương hiệu của bạn.

Vì thế nếu tên bạn gắn với 1 blog nào đó thì blog đó chính là thương hiệu điện tử cá nhân của bạn. Nếu bạn viết lời bình trên 10 blog, và có những thông tin được đăng trên 3 trang web phổ biến thì tất cả điều đó chính là thương hiệu của bạn là cách mà mọi người tiếp nhận bạn.

Bất cứ cá nhân nào cũng có thể và nên phát triển thương hiệu điện tử. Điều đặc biệt là người thực hiện không gặp bất cứ những khó khăn nào, và chi phí để xây dựng thương hiệu điện tử hiện nay cũng được giảm đến mức tối thiểu.

Nội dung


Doanh nghiệp cũng như cá nhân đều nhận thấy tầm quan trọng của thương hiệu điện tử và những tiềm năng chưa được khai thác của hệ thống web hiện nay. Theo nghiên cứu của Forrester, 40% trong tổng số các doanh nghiệp sẽ gia tăng đầu tư vào mạng trong năm tới, 78% các nhà marketing sử dụng blog, 63% sử dụng video, 56% sử dụng các trang web mang tính xã hội.

Tất nhiên các thông tin trực tuyến đều được các thành viên quản lý, và dù cho thương hiệu cá nhân của bạn có thể được duy trì ở một vị trí nhất định nhờ vào những tiến bộ của kỹ thật nhưng thương hiệu điện tử của bạn phải nhất quán và luôn được cập nhật chính xác để thể hiện thương hiệu của bạn rõ ràng và mang tính kỹ thuật cao.

Google là cửa ngõ để xem và khám phá những thương hiệu điện tử cá nhân. Chỉ cần một thao tác tìm kiếm đơn giản sẽ xác định được sự hiện diện của bạn, có bao nhiêu kết quả tìm kiếm miêu tả sự hiện diện của bạn như thế nào, và nội dung của những kết quả đó có thể hiện được uy tín thương hiệu không. Trang đầu tiên trong kết quả tìm kiếm tên thương hiệu của bạn rất quan trọng đối với danh tiếng của chính bạn.

Thực tế số người sẽ thay đổi từ khóa tìm kiếm sau khi không tìm được kết quả mong muốn từ trang đầu tiên chiếm 49% (nguồn từ iProspect). Được nằm trong trang đầu tiên là điều tuyệt vời cho tầm nhìn thương hiệu của bạn và cũng là một vị trí chuyên môn. 39% người sử dụng các công cụ tìm kiếm tin rằng các công ty có trang chủ nằm trong số những trang đầu của kết quả tìm kiếm luôn là những người đứng đầu trong các lĩnh vực của họ.

Một điều dễ hiểu là mọi người thường bị ám ảnh bởi thương hiệu điện tử của riêng họ. Họ muốn biết có bao nhiêu kết quả tìm kiếm có tên của họ và những kết quả đó được các công cụ tìm kiếm thực hiện như thế nào. 47% người sử dụng internet sử dụng kinh nghiệm tìm kiếm của mình, tỷ lệ này đã tăng từ 22% so với 5 năm trước (Nguồn từ Pew/Internet Survey).

Khi mà phương tiện thông tin liên lạc ngày càng phát triển thì nhu cầu quản lý, kiểm soát thương hiệu điện tử cá nhân cũng tăng theo. Các tập đoàn lớn trên thế giới đã nhận ra xu hướng này và đang tiến hành. Thực tế cho thấy 51% các tập đoàn và 500 doanh nghiệp đang kiểm soát các phương tiện truyền thông xã hội thông qua các đường dẫn RSS, các bảng thống kê web, những video được tải về và các công cụ khác.

Quy trình xây dựng


1. Khám phá:

Trước khi bạn đặt chân vào thế giới ảo, bạn cần phải xác định được bạn là ai, và điều gì bạn muốn làm. Phần lớn các blog thất bại là do mọi người không dành thời gian tìm hiểu về nó, về những điều mà họ đam mê, yêu thích và về những chủ đề mà họ có khả năng viết được trên blog. Niềm đam mê chính là nguồn động lực trong thế giới ảo cũng như trong thực tế. Sẽ rất hữu ích nếu bạn định sẵn những gì sẽ diễn ra trong thế giới ảo và trong cuộc sống thật, trước khi bạn xây dựng thương hiệu của mình.

2. Sáng tạo:

Sau khi bạn xác định được nội dung cho thương hiệu, đã đến lúc bạn chọn hình thức để thể hiện. Bạn có muốn xây dựng blog? Hay bạn muốn tham gia vào những trang web mang tính xã hội? Hoặc bạn chọn cách truyền thống là lập trang chủ. Bạn cần phải tự xem xét cẩn thận và chọn cho mình chiến lược thông minh vì bạn không muốn quảng bá thương hiệu của mình một cách mờ nhạt. Đối với blog bạn có thể chọn 2 loại Wordpress.com/.org hay Typepad.

3. Quảng bá rộng rãi:

Bây giờ bạn đã có thương hiệu điện tử của riêng mình, đến lúc bạn đem nó đến với rộng rãi mọi người. Có rất nhiều cách để quảng bá blog của bạn hay những trang web trực tuyến như gửi lời mời mọi người tham gia vào blog, trao đổi những đường dẫn, và tham gia vào các trang web phổ biến. Hãy nhớ rằng tầm nhìn sẽ tạo nên cơ hội cho bạn.

4. Duy Trì:

Một khi bạn đã thiết lập được thương hiệu trên hệ thống trực tuyến, bạn cần phải bảo vệ danh tiếng của mình. Có một vài cách kiểm soát thương hiệu như thực hiện tìm kiếm trên google hay bằng các công cụ khác. Bạn cũng phải đảm bảo tính chính xác các thông tin trực tuyến của mình, luôn cập nhật nó vì khi bạn phát triển, thương hiệu điện tử của bạn cũng phát triển theo.

Những chiến lược quảng bá thương hiệu điện tử thành công

Trong tương lai mọi người đều tham gia vào thế giới ảo thông qua các hình thức như những trang web chủ, blog, các bài báo điện tử, lời bình luận hay những trang web xã hội. Những chiến lược chuyên nghiệp dưới đây sẽ cung cấp cho bạn các yếu tố quan trọng để tận dụng những cơ hội của thương hiệu điện tử:


+ “ Xác định rõ mục tiêu trước khi bạn định tiến hành bất cứ điều gì” Geoff Livingston , tác giả của Now is Gone.


+ “ Sở hữu riêng ngách thị trường” - Ben McConnell, đồng tác giả của Citizen Marketers.


+ “ Nên hiếu kỳ về các phương tiện truyền thông xã hội và học hỏi người là chuyên gia trong việc sử dụng các phương tiện đó để thấy được nó đã đem đến gì cho họ” Mack Collier, blogger và chuyên viên tư vấn của Viral Garden.


+ “Phải đảm bảo rằng bạn nắm rõ những thông tin trực tuyến của mình, phải luôn cập nhật nó và loại bỏ những thông tin thiếu chính xác.” Andy Beal, tác giả của Radically Transparent.


+ “Đừng tin tưởng vào những quy tắc cũ của việc mua đường dẫn để đưa thông tin quảng cáo hoặc đề nghị các phương tiện truyền thông chủ đạo viết về bạn. Mặc dù nó đăng các nội dung thú vị (và miễn phí) trên web mà mọi người hăm hở tiếp nhận.” David Meerman Scott, tác New Rules of Marketing & PR.


+ “Đầu tư vào thiết kế logo hiệu quả vì phần lớn người xem sẽ nhìn thấy logo của bạn trước bất kỳ những khía cạnh nào khác của công ty và bất chấp quan điểm trái ngược nhau thì người ta đánh giá quyển sách dựa vào bìa của chúng” David Airey, Nhà thiết kế đồ họa và Blogger.


+ “Bạn phải hiểu rõ được hình ảnh trực tuyến của mình, mặc dù bạn không thể hoàn toàn kiểm soát được con đường trực tuyến của mình nhưng bạn có thể đặt từng bước tốt nhất trên con đường đó bằng những bài viết blog hay bằng phong cách hào nhoáng trên các trang web phổ biến” - Debbie Weil, tác giả của The Corporate Blogging Book


+ “Tôi thích sáng tạo một thương hiệu cá nhân trung tâm để mang toàn xã hội hoặc các hoạt động trực tuyến vào cùng một điểm xuất phát” John Jantsch, tác giả và Blogger của Duct Tape Marketing.


+ “ thoải mái với thời gian của bạn. Trả lời các câu hỏi và đáp lại các thắc mắc” Shel Holtz, đồng tác giả của Blogging for Business

Những thách thức mà các thương hiệu trực tuyến đối mặt

Có rất nhiều thách thức mà các thương hiệu cá nhân hoặc tổ chức phải đối mặt trong thế giới trực tuyến. Các doanh nghiệp đang bị buộc phải mở rộng văn hóa của họ và giao tiếp với thế giới bên ngoài bằng liên lạc hai chiều, còn mọi người cần nhận biết và định vị mình như là những chuyên gia trong lĩnh vực của họ.

Trong cả 2 trường hợp trên đều có nhiều thách thức có thể cản trở quá trình xây dựng thương hiệu. Cá chuyên gia đã chỉ ra một số thách thức sau:

+ “Các thương hiệu đối mặt với 2 thách thức trực tuyến chính ngày nay: chúng phải đảm bảo sự hiện diện của mình đối với các khách hàng hiện tại và khách hàng tiềm năng trong tương lai, mà những khách hàng này lại phát triển với xu hướng nhanh hơn trước đây”. Allen Stern, biên tập viên của CenterNetworks.


+ “Với sự bùng nổ của nhiều phương tiện thông tin liên lạc kỹ thuật số cá nhân, mạng xã hội, IM, blogs, podcasts, thế giới ảo, điện thoại di động… Các thương hiệu đang đối mặt với viễn cảnh có quá nhiều kênh để chọn lựa. Trong một khoảng thời gian ngắn đáng kinh ngạc chúng ta đã đi từ khái niệm của mass marketing to mass micromarketing vì thế thật khó cho các giám đốc thương hiệu hiểu những gì là quan trọng nhất để tập trung vào”- Scott Monty, Giám đốc truyền thông của Ford Motors

+ “Tiến tới kiểm soát các thông điệp được gửi đi thông qua thương hiệu và cần phải làm tăng thêm giá trị cho cộng đồng khi họ tiếp xúc với thương hiệu”- Fleishman-Hillard, Phó Chủ Tịch của Digital Marketing

+ “Nếu giá trị của thương hiệu là một dịch vụ và sự có mặt trên web tạo cho nó một thách thức thật sự để có được sự trợ giúp ngay lập tức thì bạn đang làm yếu đi nền tảng của nhãn hiệu của bạn.” Ed Roach, Chuyên gia thương hiệu

Thực hiện

Chỉ trong vòng 5 phút tiếp theo, bạn có thể xây dựng thương hiệu điện tử cá nhân bằng những công cụ như Wordpress.com blog, Facebook hoặc LinkedIn profile hoặc bằng microblogging sử dụng tài khoản Twitter. Thật vậy, việc xây dựng thương hiệu điện tử yêu cầu một chiến lược trực tuyến đa phương để có thể khai thác mọi nội dung, hình thức thích hợp và trình độ hiện có.

Bất cứ một tài sản nào được xây dựng, bạn cũng cần kiểm soát nó, cung cấp cập nhật mới, bình luận và sử dụng Google Alerts và Technorati để theo dõi những rủi ro trực tuyến và mức độ phổ biến của thương hiệu. Cho dù bạn là một chủ doanh nghiệp hoặc một nhân viên của tổ chức xây dựng thương hiệu điện tử sẽ mang đến ý nghĩa cho cuộc sống của bạn và xúc tiến những thông tin trực tuyến và các cơ hội hữu ích.

Ngày nay, xây dựng thương hiệu điện tử đang phát triển với tốc độ nhanh chóng, cá nhân và tổ chức nào đánh giá thấp sức mạnh của danh tiếng trực tuyến sẽ chịu thiệt hại do tham gia trễ vào một sân chơi nơi mà đã có nhiều thương hiệu được thiết lập từ đầu. Ngày này, toàn bộ xã hội chúng ta đang hướng vào thế giới ảo, thương hiệu điện tử của bạn sẽ trở thành tài sản số và hình ảnh của bạn trong thế giới đó sẽ trở thành 1 phần của một thế giới mới.

(Brandchannel)

Tạo điểm nổi bật trong thương mại điện tử

Phần lớn người dò tìm thông tin đều sử dụng cách gõ vào máy một số từ khóa và nhờ các chức năng dò tìm sẵn có trên trang web đó để chọn ra một nhóm nhỏ các công ty.

Sau đó, họ lướt nhanh qua nội dung thông tin của các công ty được chọn. Sau giai đọan sàng lọc ban đầu, thông tin từ các công ty vẫn ở mức khá lớn nên họ vẫn phải tiếp tục sàng lọc. Lúc bấy giờ, các “điểm nổi bật thường đóng vai trò then chốt.

Đối tượng của bạn thường là nhân viên thừa hành trong các công ty đối tác tiềm năng. họ chuyên lục soát thông tin của các công ty khác để tìm cơ hội hợp tác hay trao đổi sản phẩm.

Họ phải dò tìm vài công ty xứng đáng trong số vài trăm ngàn công ty khác nhau trên Internet, do vậy họ không có thời giờ dể đọc thông tin của toàn bộ tất cả các công ty. Cũng không nên hi vọng rằng sẽ có người nào đó dừng lại quá lâu với thông tin của bạn khi nó quá phức tạp không trọng tâm, hay quá rối rắm.

Tuy nhiên, không giống như trong một quảng cáo thông thường hay quảng cáo trên Internet, nơi các điểm nổi bật được tạo ra bởi các hình ảnh, chữ nổi hay dấu hiệu lạ, các trang giới thiệu giữa các công ty với nhau chỉ cho phép bạn dùng chữ thông thường để diễn đạt thông tin. Thậm chí bạn không thể tạo chữ đậm, chữ nghiêng hay gạch dưới. Điều mà bạn duy nhất có thể làm được là dùng từ khóa (key words) để tạo nên sự nổi bật.

Hãy hình dung khi bạn trò chuyện hay phỏng vấn một người xin việc. Ấn tượng của bạn về tính chuyên nghiệp của người đó phần lớn nằm trong số từ khóa mà người đó dùng trong diễn đạt. Những người biết lợi thế này thường chú ý dùng chính xác các từ khóa những lúc cần thiết và nhờ vậy vượi qua được cuộc phỏng vấn dễ dàng.

Ngày nay, các công ty còn trang bị cho mình các máy dò (scanner) có khả năng dò tìm thông tin về các công ty thay cho con người với tốc độ nhanh hơn nhiều lần. Khi dùng kĩ thuật này, trước hết các thông tin sẽ được chuyển sang dạng mã ASCII - một lọai định dạng chuyển tất cả các loại chữ sẵn có thành lọai chữ thông thường.

Lúc đó, các hình ảnh minh họa, chữ viết nghiêng hay in đậm sẽ không còn được nhìn thấy. Ngay cả các dấu chấm đầu dòng (bullet) cũng biến mất. Sự nhọc công của bạn để tạo hình ảnh cầu kì cho nội dung sẽ không đem lại kết quả gì.

Sử dụng từ khóa thật ra còn là cách giảm nhẹ khối lượng thông tin cần truyền trên mạng. Bạn không cần phải giải thích nhiều bởi vì họ đã hiểu các khái niệm đó. Ví dụ bạn có thể mô tả cách tổ chức tiếp liệu trong công ty của bạn là “just-in-time” (đúng thời hạn), “zero invention” (không tồn kho) hay áp dụng “total quality management” (quản lý chất lượng tòan bộ).

Người đọc hay các máy dò sẽ căn cứ vào số lượng và nội dung của các từ khóa này mà chọn ra đối tác. Các sách chuyên môn hoặc giáo khoa có thể hỗ trợ việc tìm từ khóa. Bạn chọn cho mình một quyển sách có nội dung gần nhất mà mình muốn mô tả, dò ở mục “ glossary” (từ vựng) thường bố trí ở cuối mỗi chương hay ở cuốn sách và tìm ra từ vựng thích hợp.

Wednesday, August 06, 2008

Nguyên tắc "Không" của các thương hiệu nổi tiếng

Nếu chịu khó quan sát, bạn sẽ thấy tiếng nói đầu tiên thốt ra từ miệng một đứa trẻ bập bẹ học nói là từ “Không”. Nhiều ông bố, bà mẹ cũng khẳng định rằng cụm từ đầu tiên của những thiên thần bé nhỏ của họ là: “Không được”.

Từ “không” là cách bày tỏ thông thường nhất của một đứa trẻ với những gì mà chúng không thích. Bởi vì khi còn bé, chúng luôn phải nghe lời, luôn bị ràng buộc và gắn bó chặt chẽ với người lớn, vì vậy, trong chúng xuất hiện một cách tự nhiên phản ứng phòng vệ và chống đỡ.

Chúng cảm thấy luôn bị người lớn quấy rầy bằng những mệnh lệnh như: “Nhắm mắt vào”; “Bú hết bình sữa này đi”; "Đi vào”; hay “Nuốt đi”…

Và khi đứa trẻ không muốn thực hiện điều mà người lớn bắt chúng phải làm, chúng chẳng có cách gì hơn việc dùng ngôn ngữ để thể hiện sự thách thức. Và như vậy, có thể hiểu từ “không” là một thông báo có tính chất thô sơ nhất về quyền tự do cá nhân và tính độc lập của một con người.

Còn trong thế giới marketing, khái niệm về “tính độc lập” chính là sự khác biệt thương hiệu. Sự khác biệt này có thể được phân biệt ngay từ bao gói, nhãn mác của sản phẩm. Nó đại diện cho các quan điểm, phong cách, kiểu dáng, thậm chí cả giọng nói rất khác nhau mà từ đó khách hàng có thể dễ dàng nhận dạng sản phẩm mà mình yêu thích.

Liệu có sự liên quan nào giữa cách thể hiện tính độc lập của con người và thương hiệu sản phẩm hay không? Câu trả lời đã được khẳng định là: để đạt được sự khác biệt thương hiệu trên một phạm vi rộng lớn, người chủ sở hữu thương hiệu đó phải thường xuyên luyện tập cách sử dụng từ “Không” trước những yêu cầu không thể chấp nhận từ phía khách hàng.

Đây không phải là một điều kỳ cục hay xúi giục bạn đi chệch hướng những giá trị cốt lõi của thương hiệu sản phẩm. Ngược lại, nó giúp bạn khẳng định giá trị và sự lớn mạnh của thương hiệu.

Vậy nguyên tắc “không” của các thương hiệu lớn được sử dụng như thế nào và trong những trường hợp cụ thể nào?

“Chúng tôi không thể bán sản phẩm/dịch vụ này”, đó là câu nói của Bartlett Tree Experts - một tổ chức quốc tế về chăm sóc sự sinh trưởng và thương mại hóa cây cối. Sau một trăm năm kể từ ngày thành lập vào năm 1907, tổ chức này chưa từng chặt một cây trưởng thành nào, hoặc đối xử với cây như thể nó đã chết.

Mục tiêu, tôn chỉ của tổ chức là bảo vệ sự khỏe khoắn, vẻ đẹp và giá trị của một trong những nguồn lực tự nhiên quan trọng nhất trên trái đất, đó là cây cối, thậm chí khi được trả giá rất cao cho việc phá hủy một cái cây nào đó vì lợi ích của khách hàng. Họ từ chối đơn giản vì đã theo đuổi mục đích duy nhất là duy trì sự sống của cây cối như bảo vệ sức khỏe cho con người.

Trường hợp nói “không” thứ hai đối với các thương hiệu lớn, đó là “Chúng tôi không thể trả tiền để mua những thứ không phù hợp với mình”. Hãng bảo hiểm y tế nổi tiếng CIGNA cách đây vài năm đã có ý định mua lại một công ty bảo hiểm lớn. Các nhà điều hành của CIGNA đã mải mê tìm hiểu và nghiên cứu các vấn đề về tài chính và chiến lược của công ty này, để xem nó có phù hợp với họ không. Nhưng cuối cùng, họ từ bỏ quyết định lại là: các giá trị văn hóa, chính sách và danh tiếng của công ty này không có gì gần gũi với các giá trị của nhãn hiệu CIGNA. Đó là: “Kinh doanh sự chăm sóc con người”.

Một nhãn hiệu có thể xem như là một lời hứa thể hiện chất lượng sản phẩm ở một mức nào đó, và người quản lý nhãn hiệu không thể nói không vì sợ có thể làm tổn thương đến sự tín nhiệm của thương hiệu. Đó là một quan điểm cổ điển, và trường hợp của CoCa-Cola đã chứng minh quan điểm này rất sai lầm. Khi Coke quyết định loại bỏ công thức pha chế loại nước ngọt đã nổi tiếng một thế kỷ để chuyển sang sản xuất sản phẩm mới New Coke.

Đó là một ý tưởng thật kinh khủng. Nếu các nhà quản lý của CoCa-Cola thời điểm đó biết dùng một từ rất đơn giản “không” với kế hoạch này, thì chắc chắn đã có thể cứu vãn hàng triệu đô la lãng phí, cũng như không để xảy ra tình trạng lúng túng và bối rối trong một thời gian dài sau đó diễn ra tại hãng này.

“Đồng ý”, “chấp thuận” là lời nói cửa miệng của những nhà kinh doanh, để rồi sau đó họ phải trả giá bằng hàng triệu đô la tiền phạt, mà trên thực tế hậu quả sẽ không đáng phải gánh chịu như vậy nếu như họ biết nhìn nhận và đánh giá chính xác giá trị thương hiệu mà họ có. Đã đến lúc họ phải xác định mình là ai? đại diện cho cái gì? Và khi nào câu trả lời đúng nhất sẽ chỉ đơn giản là “không”?

Những công ty có thương hiệu mạnh, được khách hàng săn đuổi luôn có một bộ lọc, một khuôn mẫu cho việc ra những quyết định. Nếu bạn cũng giống như họ, bạn cần trả lời được những câu hỏi rất khó khăn như: Với những giá trị mà bạn có, thì bạn đang là ai trên thị trường? Những điều gì đang mong đợi bạn ở phía trước? Bạn tạo ra các giá trị bằng cách nào và bạn làm gì để mọi người luôn nhớ đến bạn?

Và nếu những câu hỏi này được bạn trả lời một cách chính xác, bạn sẽ có cơ sở để đưa ra những quyết định đúng đắn.

Năm ngoái, vị CEO của hãng BMW đã trả lời trên Tạp chí The Wall Street khi được hỏi về phương pháp duy trì sự nổi tiếng của thương hiệu rằng: “Nhiệm vụ lớn nhất và khó khăn nhất nằm ở chỗ liệu bạn có khả năng nói “không” hay không. Khi có một điều gì đó không phù hợp, bạn phải đảm bảo chắc chắn rằng điều đó sẽ không được thực hiện”.

Ví dụ mà ông đưa ra rất rõ ràng: “Chúng tôi không sản xuất loại xe tải, bởi vì sự xuất hiện của nó trên thị trường là hoàn toàn không thích hợp với giá trị của nhãn hiệu BMW lâu nay đã tạo dựng được. Tất cả đội ngũ lãnh đạo của BMW cũng như toàn thể đội ngũ nhân viên đều đồng tâm nhất trí nói “không” với loại hình xe này”.

Đến đây thì bạn có thể hiểu, tại sao ở nhiều công ty có thương hiệu nổi tiếng có những câu hỏi cứ dai dẳng được đặt ra nhiều lần vẫn chỉ có một câu trả lời duy nhất. Liệu đến một ngày nào đó, BMW có tung ra thị trường loại xe tải không? Hay liệu Coca-Cola có dũng cảm sản xuất những lon Coke hương vị mới một lần nữa hay không? Câu trả lời hoàn hảo nhất đối với những thương hiệu lớn, thường sẽ là một âm thanh rất lớn: “KHÔNG”.

"Hãy nói "KHÔNG nếu như bạn không muốn làm và thực hiện những điều đó cho chính bản thân bạn"

GM và bài toán phát triển thương hiệu

Trong số 12 mác xe mà GM đang sở hữu, nổi bật nhất chỉ có Chevrolet với doanh số lớn và thương hiệu hạng sang Cadillac.

Những mác xe còn lại tỏ ra rất mờ nhạt, thậm chí tưởng như sắp đi vào quên lãng. Sự kiện GM bị Toyota vượt mặt khiến nhiều người hoài nghi về chiến lược phát triển thương hiệu của “ông lớn” này.

Theo những công bố gần đây, có vẻ như GM đang xây dựng những kế hoạch nghiêm túc, cả ngắn hạn và dài hạn, cho các mác xe Buick, Pontiac, GMC, Saturn và Saab. Chúng ta có thể không cần đề cập tới Hummer bởi GM đã chính thức chào bán mác xe SUV “không hợp thời” này. Một vài mác xe đang bị kêu gọi sớm thanh lý bởi sản lượng quá ít và không có cá tính để có thể nổi bật. Những mác xe này hoặc đã thua trong cuộc cạnh tranh với chính những người anh em của mình hoặc đã hoàn toàn không còn khả năng cạnh tranh nữa.

GM đang đặt nhiều hy vọng vào những mẫu xe sau đây trong kế hoạch tìm lại vinh quang đã mất vào tay hãng xe Nhật:

Trước hết phải kể đến chiếc crossover SUV Saab 9-4X. Được giới thiệu như một chiếc concept tại Triển lãm ô tô Bắc Mỹ 2008, 9-4X dùng chung phần xe cơ sở với phiên bản thay thế chiếc crossover Cadillac SRX. Cả hai đều được lắp ráp tại một nhà máy bí mật nào đó tại Bắc Mỹ. 9-4X sẽ là át chủ bài của Saab tại thị trường Bắc Mỹ để cạnh tranh với những đổi thủ như BMW X3.

Saab tiếp tục gây chú ý với kế hoạch trình làng chiếc Saab 9-5 với hai phiên bản sedan thể thao và wagon. Những mẫu xe này hứa hẹn sẽ đem tới nhiều bất ngờ thú vị. Khả năng vận hành 4 bánh chủ động cùng dòng động cơ mạnh mẽ, tiết kiệm nhiên liệu sẽ là những ưu điểm nổi trội giúp các xe 9-5 cạnh tranh được với BMW 5-series, Lexus GS460 và Infiniti M35.

Saab vẫn còn một mẫu xe khác trong kế hoạch cho tương lai, đó là mẫu Saab 9-1. Đây là một chiếc hatchback cỡ nhỏ (compact) và là lời tri ân với nguồn cội của Saab. Dựa trên chiếc concept 9-X BioHybrid, 9-1 mang tinh thần Thụy Điển trong cuộc cạnh tranh với những chiếc compact thể thao như Audi A3 hay Mini Cooper.

Không như Saab, chiếc sedan cỡ trung Buick Invicta được đinh hướng tập trung chinh phục thị trường Trung Quốc, nơi Buick đang thành công. Tương lai của mác xe này khá an toàn nhờ sự tăng trưởng đều đặn và lợi nhuận đạt được từ thị trường hơn một tỷ dân này. Ngoài Invicta, Buick sẽ tiếp tục bán Park Avenue tại đây.

GM có một phân nhánh khá non trẻ là Saturn. Những chiếc xe của Saturn được phát triển bởi người anh em Opel chi nhánh châu Âu. Saturn đang có trong tay dòng sản phẩm được ưa chuộng nhất hiện nay và việc chiếc Opel Insignia vừa mới ra mắt tại châu Âu tiếp tục phát huy lợi thế đó. Chiếc sedan cỡ trung này sẽ thay thế mẫu xe Aura trong vài năm nữa.

Cuối cùng là GMC, phân nhánh này sẽ trình làng một chiếc crossover SUV cỡ nhỏ trong năm tới để thay thế chiếc Pontiac Torrent hiện nay. Mẫu xe mới sẽ có nhiều khác biệt so với Chevrolet Equinox dù cùng chung nhau phần xe cơ sở. Một vài dự án khác nữa đang được triển khai nhằm giúp mác xe lớn thứ hai trong đại gia đình GM có một tương lai vững chắc khi khách hàng đang quay lưng lại với những chiếc xe tải - sản phẩm truyền thống của GMC.

Tương lai của Pontiac là u ám nhất. GM đang tính toán lại các mẫu xe tương lai cho phân nhánh này để thích nghi với giá xăng dầu và các quy định mới về tiết kiệm nhiên liệu. Học tập phương pháp của Audi có thể sẽ hiệu quả: kiểu dáng đẹp kết hợp tiết kiệm nhiên liệu và vận hành mạnh mẽ với khả năng dẫn động bốn bánh. Nhiều lựa chọn khác cũng đang được cân nhắc.

Tuy nhiên, các chuyên gia đã nhận thấy có khá nhiều bất ổn trong những quân bài mới của GM. Một nhóm 8 người thuộc Phòng thương hiệu toàn cầu của GM đã nghiên cứu suốt 3 năm qua nhằm đánh giá lại một cách chính xác tình trạng các mác xe, phân biệt bản sắc riêng cho từng thương hiệu và hệ thống hóa quy trình phát triển sản phẩm vốn trước đây dựa quá nhiều vào trực giác và phỏng đoán nên thiếu hiệu quả.

Thời gian sẽ trả lời cho những chiến lược mà GM tiến hành. Nhưng xem ra nhà sản xuất ô tô này lần đầu tiên đã có một kế hoạch chu toàn và một tầm nhìn thiết kế mới cho các thương hiệu của mình trong vài thập kỷ tới.
(Freep)

Tuesday, August 05, 2008

Mẫu mã bao bì - phương thức quảng cáo hiệu quả

Rõ ràng, quảng cáo truyền thống không thể bỏ qua điều này. Khi các nhà tiếp thị nghĩ đến việc chi tiêu ngân sách của họ như thế nào, có lẽ họ phải nghĩ đến việc giảm bớt chi tiêu tiền bạc vào quảng cáo.

Tại sao lại không đầu tư vào quá trình thiết kế bao bì mà không chi cho quảng cáo?

Lí do cho luận cứ này thì đơn giản thôi. Khi người tiêu dùng càng ngày càng xa rời những kênh truyền thông phổ biến và thay vào đó là chuyển hướng sang việc sử dụng Ipod, di động và các hệ thống giải trí thì quảng cáo sẽ không còn chiếm giữ vị trí quan trọng nữa. Trong khi đó, nhu cầu tiêu dùng thì ngày càng phát triển mạnh.

Mua sắm là thú tiêu khiển đối với nhiều người Mỹ và là nhu cầu giải trí đối với trẻ em, thanh thiếu niên và người lớn. Chúng ta đang chứng kiến một nền kinh tế đang dần bị suy thoái cũng như những túi tiền đang được thắt chặt hơn chỉ vì chi phí cuộc sống tăng chóng mặt. Hiện tại, nhu cầu tiêu dùng đang bị bão hòa, nhưng nó sẽ tăng trở lại khi nền kinh tế có những dấu hiệu phục hồi. Ngay bây giờ, chúng ta phải luôn chuẩn bị sẵn sàng cho điều đó.


Ngay bây giờ, chúng ta phải đầu tư vào thiết kế bao bì của sản phẩm. Nhiều nhà tiếp thị sẽ cảm thấy bối rối và nói rằng họ đã đầu tư đáng kể vào quá trình thiết kế bao bì sản phẩm. Nếu thế, tại sao tồn tại sự dư thừa nhiều mẫu mã bao bì trông không bắt mắt, quá giống nhau và không khơi nguồn cảm hứng cho người tiêu dùng một chút nào hết. Hãy nhớ rằng cái bao bì đó có thể làm cho nhiều thương hiệu đánh mất khách hàng của chính họ chỉ bởi vì quá nhiều thiết kế quảng cáo trên bao bì không đánh vào xúc cảm, tâm lí của khách hàng.


Khi đứng tại một gian hàng của bất kì siêu thị lớn hay đại lí bán lẻ nào ở Mỹ, chú ý đến nhiều loại sản phẩm khác nhau, ta cảm nhận được nhiều nhãn hiệu trông cứ na ná nhau, không thể nào phân biệt được. Nếu nhãn hiệu của bạn trông giống như các nhãn hiệu sản phẩm còn lại thì một sự cải tổ là điều rất cần thiết.

Nghĩa là, ví dụ: Chúng ta cần hơn một loại sốt mì ống có bao bì khác ngoài hai màu đỏ và xanh mà chúng ta thường thấy? Bạn có dễ dàng nhận ra một nhãn hiệu sốt mì ống khác với các nhãn hiệu cùng loại trên thị trường hiện nay không?

Cần phải nâng cấp hình ảnh thương hiệu qua quá trình thiết kế bao bì sản phẩm. Nhưng có cần phải thực hiện đúng các trình tự trong khâu quảng cáo và sử dụng các màu sắc nổi trội cho nhãn hiệu hay không? Hay thiết kế một cấu trúc đặc biệt, ”độc quyền” nhằm tạo dựng sự khác biệt cho thương hiệu?


Không hẳn như vậy. Với hàng loạt sản phẩm được tiêu thụ trên thị trường hiện nay, thật khó mà thu hút và duy trì sự chú ý của khách hàng. Việc cho ra mắt sản phẩm mới đang phát triển quá nhanh và áp lực trong việc cạnh tranh thị trường là nguyên nhân làm cho vấn đề này càng trở nên chính xác hơn.


Bao bì trước sản phẩm


Cái gì đập vào mắt người tiêu dùng đầu tiên sản phẩm hay bao bì của sản phẩm đó? Hiển nhiên là bao bì rồi? Vì vậy, nó đòi hỏi nhiều nỗ lực từ các nhà kinh doanh. Hãy thu hút sự chú ý từ khách hàng chính xác trong 3 giây. Tạo ra sự khác biệt với các đối thủ.

Duy trì sự chú ý từ người tiêu dùng đủ lâu để họ nhận ra được thông điệp đậm phong cách, xúc cảm được biểu hiện qua ngôn ngữ hình ảnh và truyền đạt thông tin của sản phẩm, yếu tố này thúc đẩy khách hàng tò mò cầm sản phẩm lên xem. Tạo một sự liên kết cực kì quan trọng. Và kết quả khách hàng sẽ mang sản phẩm này về nhà.

Hãy trung thực và tự hỏi chính bạn là bao bì sản phẩm của công ty bạn có làm được điều như trên hay không. Thậm chí sản phẩm của bạn đã là một thương hiệu nổi tiếng thì bao bì sản phẩm đó có thật sự quảng bá cho thương hiệu của công ty bạn hay không? Với những nhu cầu thay đổi nhanh chóng của người tiêu dùng và của môi trường kinh doanh bán lẻ ngaỳ nay thì một sự thay đổi có thể rất cần thiết và phù hợp. Sự thay đổi này có thể không dễ nhận thấy được và chưa tạo được sự khác biệt lớn nếu chỉ có sự đầu tư hơi khiêm tốn.


Nếu bao bì không tạo dựng được hiệu ứng khác biệt thì đã đến lúc bạn nên đầu tư lại vào yếu tố quan trọng nhất này trong chiến dịch tiếp thị trộn lẫn một phương thức đầy ý nghĩa của bạn. Thậm chí có thể cần đến một lối suy nghĩ hoàn toàn mới. Điều đó cần đến sự can đảm từ chính bạn. Nhưng phải chú ý rằng: Nếu một công ty nào đó có quá ít vốn thì công ty đó sẽ ít mạo hiểm hơn trong việc tạo ra sự đổi mới cho sản phẩm.


Một sự chuyển hướng mới trong thiết kế bao bì có thể tạo ra sự kích thích thật sự và nhà tiếp thị nào mà chẳng thích điều này? Do vậy, nếu bạn chắc chắn rằng sản phẩm nước sốt mì ống tinh tế của công ty bạn là ngon hơn bao giờ hết thì tại sao lại đóng gói sản phẩm này chỉ với bao bì màu đỏ và xanh?

Tại sao không đưa ra một ý tưởng mới nào đó nhằm cách mạng hóa mặt hàng này với bao bì nổi bật, khác biệt hơn? Nhãn hiệu Pom Wonderful đã làm được như vậy đối với mặt hàng nước ép của họ. Tương tự như Pringle đã làm với hàng loạt loại bánh snack. Những thiết kế bao bì này giờ đã trở thành biểu tượng, dễ nhận biết và đã đi vào tâm trí của người tiêu dùng.

Thậm chí đối với những nhãn hiệu nổi tiếng, một sự thay đổi lớn đột ngột trong thiết kế bao bì có thể dẫn đến những thành công. Gần đây, Pepsi cho ra mắt hơn 30 thiết kế lạ mắt, hiện đại trên các chai và lon soda. Thiết kế đầy tính nghệ thuật này vẫn giữ lại 3 màu chủ đạo của thương hiệu: Xanh, đỏ và trắng. Cá tính và tính truyền thống của thương hiệu thì không những không bị ảnh hưởng mà những thiết kế này đã hiện đại hóa một thế hệ sản phẩm Pepsi mới. Chiến dịch ”Choreo - graphy” của Pepsi đã nâng cao hình ảnh thương hiệu Pepsi trong nhận thức của người tiêu dùng, đặc biệt là đối với nhóm khách hàng mục tiêu của Pepsi:giới trẻ.


Nhãn hiệu Downy của Proter & Gamble’s cũng là một sản phẩm hàng đầu trong mặt hàng nước xả làm mềm vải. P& G vừa cho ra mắt bộ 3 nước xả có tên:Radiance Collection với 3 mùi hương quyến rũ, đánh thức giác quan riêng biệt . Thiết kế bao bì của bộ 3 này rất đặc biệt nhưng rất tiếc đây là một hành động chậm trễ của Downy.

Mùi hương tinh tế , mẫu mã bao bì cuốn hút, hấp dẫn với 3 màu sắc giống các loại đá quý, tương ứng với từng mùi hương đã truyền tải một cam kết đậm phong cách thời trang. Trước đây, đâu ai ví Downy là một phong cách thời trang , tinh tế như thế?. Vì thế, tại sao các thương hiệu nổi tiếng lại không giới thiệu những mẫu mã bao bì mới cho việc mở rộng sản phẩm?

Kết luận: Bất cứ nhãn hiệu nào mà muốn có một vị trí quan trọng trong tâm trí người tiêu dùng thì đòi hỏi nhãn hiệu đó phải có một mẫu mã bao bì khác biệt. Cho dù thử thách nào đi nữa, dù là tiếp thị nhãn hiệu đến với thế hệ người tiêu dùng mới hay giới thiệu nhãn hiệu mới thì khâu thiết kế bao bì phải giống nhau ở một điểm:đó là sẻ chia xúc cảm với người tiêu dùng.

Thiết kế bao bì có thể là hoạt động ưu tiên hàng đầu của các nhà kinh doanh và là cơ hội duy nhất để tạo ra sự kết nối vối khách hàng, Nếu sản phẩm của bạn bị mất ưu thế trên thị trường bán lẻ hay bạn đang dự tham gia vào thị trường kinh doanh này thì đây là thử thách lớn trong tầm tay bạn.
(Brandchannel)