Theo dự thảo lần thứ 4 của Luật Quảng cáo do Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch soạn thảo thì doanh nghiệp được tự do quảng cáo và tự chịu trách nhiệm trước pháp luật về hành vi của mình; còn các cơ quan nhà nước sẽ quản lý các hoạt động quảng cáo theo phương thức hậu kiểm.
Việc bỏ hay tiếp tục cấp giấy phép quảng cáo là vấn đề được nhiều doanh nghiệp quan tâm, cả doanh nghiệp kinh doanh quảng cáo và những đơn vị có nhu cầu quảng cáo dịch vụ, sản phẩm của mình.
Tại một hội thảo do Bộ Văn hoá Thể thao và Du lịch (VH-TT-DL) tổ chức tại Hà Nội tuần qua để thu thập ý kiến về Luật Quảng cáo, hầu hết ý kiến về phía các nhà quản lý hoạt động quảng cáo của các địa phương đều không tán thành việc bỏ giấy phép quảng cáo.
Chỉ có vài người đại diện phía công ty quảng cáo có ý kiến ủng hộ việc bỏ giấy phép kinh doanh quảng cáo ngoài trời, quảng cáo trên băng-rôn vì cho rằng xoá bỏ thủ tục cấp giấy phép quảng cáo sẽ giúp các doanh nghiệp tiết kiệm được thời gian, công sức, và kinh phí…
Chánh Thanh tra Sở VH-TT-DL Nghệ An, ông Ngô Quang Chính cho rằng nếu bỏ giấy phép quảng cáo sẽ rất khó xác định trách nhiệm của từng bộ phận thực hiện quảng cáo khi có vi phạm; từ đó dẫn đến hiện tượng đùn đẩy trách nhiệm bởi người thực hiện quảng cáo thường ở xa nơi đặt những tấm bảng quảng cáo, nếu xác định được thì việc xử lý cũng rất vất vả.
Đại diện Sở VH-TT-DL Hải Phòng nêu một loạt thắc mắc: ai sẽ là người tháo gỡ khi những tấm biển quảng cáo hư hỏng, ảnh hưởng đến mỹ quan đô thị?; ai sẽ quản lý, quản lý như thế nào và căn cứ vào đâu để xử lý vi phạm khi áp dụng việc bãi bỏ giấy phép quảng cáo với loại hình này?
Một đại biểu đến từ Sở VH-TT-DL Hưng Yên bày tỏ sự băn khoăn: “Chỉ riêng trong dịp tết 2007, văn phòng sở chúng tôi nhận được hơn 30 đơn xin cấp giấy phép treo băng rôn quảng cáo của các doanh nghiệp, nếu bỏ giấy phép thì tình trạng treo băng-rôn sẽ như thế nào trong phạm vi một thị xã nhỏ như Hưng Yên? Trong khi đó, nhiều doanh nghiệp mong được cấp giấy phép quảng cáo để sở có thể bảo hộ họ quyền kinh doanh hợp pháp”.
Theo ông Lê Đình Tri, Phó vụ trưởng Vụ Kiến trúc quy hoạch (Bộ Xây dựng), quảng cáo là một hình thức ảnh hưởng rất lớn đến bộ mặt đô thị, nó sẽ làm đẹp đô thị nếu quảng cáo đủ liều lượng, ngược lại nó sẽ làm cho bộ mặt đô thị bị méo mó, xộc xệch. Với tốc độ phát triển nhanh chóng của hoạt động quảng cáo như hiện nay thì sẽ khó kiểm soát được nếu đưa ra chính sách quản lý hoạt động quảng cáo bằng hậu kiểm.
Bà Vũ Thùy Anh, đại diện Sở VH-TT-DL Hà Nội, cho rằng việc bỏ giấy phép quảng cáo sẽ phải tính đến những quy hoạch cụ thể, chi tiết, tránh việc sau này phải xây dựng hàng loạt văn bản dưới luật để hướng dẫn thi hành luật, mà đôi khi những văn bản đó còn to hơn luật.
Việc bỏ hay tiếp tục cấp giấy phép quảng cáo là vấn đề được nhiều doanh nghiệp quan tâm, cả doanh nghiệp kinh doanh quảng cáo và những đơn vị có nhu cầu quảng cáo dịch vụ, sản phẩm của mình.
Tại một hội thảo do Bộ Văn hoá Thể thao và Du lịch (VH-TT-DL) tổ chức tại Hà Nội tuần qua để thu thập ý kiến về Luật Quảng cáo, hầu hết ý kiến về phía các nhà quản lý hoạt động quảng cáo của các địa phương đều không tán thành việc bỏ giấy phép quảng cáo.
Chỉ có vài người đại diện phía công ty quảng cáo có ý kiến ủng hộ việc bỏ giấy phép kinh doanh quảng cáo ngoài trời, quảng cáo trên băng-rôn vì cho rằng xoá bỏ thủ tục cấp giấy phép quảng cáo sẽ giúp các doanh nghiệp tiết kiệm được thời gian, công sức, và kinh phí…
Chánh Thanh tra Sở VH-TT-DL Nghệ An, ông Ngô Quang Chính cho rằng nếu bỏ giấy phép quảng cáo sẽ rất khó xác định trách nhiệm của từng bộ phận thực hiện quảng cáo khi có vi phạm; từ đó dẫn đến hiện tượng đùn đẩy trách nhiệm bởi người thực hiện quảng cáo thường ở xa nơi đặt những tấm bảng quảng cáo, nếu xác định được thì việc xử lý cũng rất vất vả.
Đại diện Sở VH-TT-DL Hải Phòng nêu một loạt thắc mắc: ai sẽ là người tháo gỡ khi những tấm biển quảng cáo hư hỏng, ảnh hưởng đến mỹ quan đô thị?; ai sẽ quản lý, quản lý như thế nào và căn cứ vào đâu để xử lý vi phạm khi áp dụng việc bãi bỏ giấy phép quảng cáo với loại hình này?
"Chúng ta cần có một tư duy thay đổi để kết cấu lại, tạo một cái mới, tránh việc đưa đi đưa lại nhiều lần như Luật Điện ảnh đưa tới 12 lần nhưng vẫn như cũ".Ông Đinh Quang Ngữ, Thứ trưởng Bộ VH-TT-DL, kiêm Chủ tịch Hiệp hội quảng cáo Việt Nam.
Một đại biểu đến từ Sở VH-TT-DL Hưng Yên bày tỏ sự băn khoăn: “Chỉ riêng trong dịp tết 2007, văn phòng sở chúng tôi nhận được hơn 30 đơn xin cấp giấy phép treo băng rôn quảng cáo của các doanh nghiệp, nếu bỏ giấy phép thì tình trạng treo băng-rôn sẽ như thế nào trong phạm vi một thị xã nhỏ như Hưng Yên? Trong khi đó, nhiều doanh nghiệp mong được cấp giấy phép quảng cáo để sở có thể bảo hộ họ quyền kinh doanh hợp pháp”.
Theo ông Lê Đình Tri, Phó vụ trưởng Vụ Kiến trúc quy hoạch (Bộ Xây dựng), quảng cáo là một hình thức ảnh hưởng rất lớn đến bộ mặt đô thị, nó sẽ làm đẹp đô thị nếu quảng cáo đủ liều lượng, ngược lại nó sẽ làm cho bộ mặt đô thị bị méo mó, xộc xệch. Với tốc độ phát triển nhanh chóng của hoạt động quảng cáo như hiện nay thì sẽ khó kiểm soát được nếu đưa ra chính sách quản lý hoạt động quảng cáo bằng hậu kiểm.
Bà Vũ Thùy Anh, đại diện Sở VH-TT-DL Hà Nội, cho rằng việc bỏ giấy phép quảng cáo sẽ phải tính đến những quy hoạch cụ thể, chi tiết, tránh việc sau này phải xây dựng hàng loạt văn bản dưới luật để hướng dẫn thi hành luật, mà đôi khi những văn bản đó còn to hơn luật.
Thoa Nguyen/ The Saigon Times
No comments:
Post a Comment