Khác với các ngành nghề khác, nghề Giám đốc không có cửa cho bằng giả tồn tại, vì bằng thật cũng mới chỉ là cái vé vào cửa! Với "Giám đốc hàng hiệu" thì giá trị thực càng mang tính chất quyết định cho sự thành công.
Nước ta đang ở trong thời kỳ đầu của nền kinh tế thị trường. Để phục vụ cho hoạt động kinh doanh ngày càng phát triển, có nhiều loại thị trường đã tự hình thành trong xã hội như: thị trường hàng hóa, thị trường dịch vụ, thị trường lao động v.v...
Gần đây, có một loại thị trường khá mới mẻ do thương trường thúc ép phải hình thành, đó là thị trường Giám đốc!
Trong giai đoạn kinh tế thị trường mới manh nha, đa số doanh nghiệp có đồng vốn ít, hoạt động kinh doanh hẹp, vì vậy người chủ thường kiêm luôn vai trò giám đốc.
Khi thị trường đã dần khởi sắc, nếu doanh nghiệp nào đã trụ vững ở thương trường và làm ăn phát đạt thì sẽ có nhu cầu trở thành Tổng công ty, Công ty mẹ, Tập đoàn. Chính lúc này, để chuyên nghiệp hóa hoạt động đầu tư - kinh doanh, người chủ doanh nghiệp phải kiên quyết tách biệt quyền sở hữu với quyền quản lý.
Từ nhu cầu thực tế đó, xã hội đã hình thành một nghề mới: “Nghề Giám đốc”, một thị trường mới: “Thị trường Giám đốc!”.
Chức năng khái quát nhất của nghề Giám đốc là tổ chức, quản lý và điều hành tất cả mọi hoạt động kinh doanh, đem lợi nhuận tối đa về cho doanh nghiệp. Cho nên, người có nghề Giám đốc hoàn toàn có thể thâm nhập và hoạt động trong mọi ngành nghề - cả những nghề có tính chuyên môn cao như giáo dục và y tế, với điều kiện là ngành đó có yếu tố kinh doanh.
Làm thế nào để tham gia thị trường Giám đốc?
Khác với các ngành nghề khác, nghề Giám đốc không có cửa cho bằng giả tồn tại, vì bằng thật cũng mới chỉ là cái vé vào cửa!
Để vai trò của người Giám đốc trụ được và khẳng định vị trí của mình ở thương trường, cần phải có những kết quả cụ thể đạt được trong quá trình kinh doanh.
Người chủ sở hữu không thể chấp nhận một Giám đốc nhiều bằng cấp, nhưng tổ chức điều hành kinh doanh kém, doanh nghiệp liên tục bị thua lỗ. Cũng giống như một huấn luyện viên bóng đá tiếng tăm nhưng đội bóng thường xuyên bị phơi áo trên sân cỏ vậy.
Chính vì vậy, thị trường Giám đốc là một thị trường quy tụ nhiều nhân tài trong kinh doanh, ngoài bằng cấp, còn phải trải qua sự cọ xát, cạnh tranh, sàng lọc của thương trường.
Có nhiều tố chất tạo nên người Giám đốc, nhưng theo văn hóa phương Đông, bí quyết để trở thành nhà quản lý kinh doanh giỏi là: “Ngũ bảo - Lục tri - Tam quản”.
Ngũ bảo gồm: tâm, trí, lực, pháp và hành. Lục tri là: tri kỷ (biết mình), tri bỉ (biết người), tri thời (biết thời thế, môi trường), tri túc (biết đủ và đúng mực), tri chỉ (biết dừng lại đúng lúc, biết chờ đợi) và tri biến (thích ứng với mọi diễn biến). Tam quản là phải biết quản lý kế hoạch, quản lý nhân sự và quản lý bản thân.
Nghề Giám đốc là một nghề “nếu không bơi thì sẽ chìm” bởi sự đào thải rất nghiệt ngã, đòi hỏi người Giám đốc phải liên tục trau dồi tri thức, đúc kết kinh nghiệm, giữ gìn uy tín và nâng cao năng lực quản lý kinh doanh.
Chủ phải ra chủ...
Khi doanh nghiệp đã phát triển đến giai đoạn cần hiện đại hóa và chuyên môn hóa quản lý doanh nghiệp, người chủ sở hữu phải tìm đến thị trường Giám đốc để tuyển dụng người quản lý kinh doanh chuyên nghiệp.
Lúc này, cần phải có sự phân biệt rõ ràng trong danh xưng, chức năng, nhiệm vụ của người chủ sở hữu và người Giám đốc. Để làm được như vậy thực tế đòi hỏi người chủ sở hữu tài sản “chủ phải ra chủ”.
Chủ sở hữu, là người vạch ra mục tiêu, chỉ hướng đi tới, Giám đốc là người trực tiếp điều hành doanh nghiệp thông qua các biện pháp cụ thể về quản lý kinh doanh để đạt được những mục tiêu đã đề ra. Giám đốc là một nghề đặc biệt đòi hỏi tri thức, chuyên môn và tài năng, nên việc trả thù lao cho người Giám đốc là một việc mà người chủ sở hữu cần phải định lượng.
Để giữ chân một Giám đốc giỏi, nên gắn quyền lợi của họ vào doanh nghiệp như: biếu cổ phần, hưởng thù lao trên lợi nhuận, ưu đãi trong sinh hoạt (phương tiện đi lại, nhà ở, v.v.).
Ngoài ra, người chủ sở hữu còn phải tôn trọng những người Giám đốc trong doanh nghiệp như đồng sự thân tín, không nên tùy tiện can thiệp vào công việc điều hành của Giám đốc, tạo mọi điều kiện cho họ phát huy hết khả năng và giúp họ tạo ảnh hưởng tốt đối với xã hội, khách hàng và với nội bộ trong doanh nghiệp.
Doanh nghiệp là môi trường đào tạo nghề Giám đốc tốt nhất
Kinh doanh là một nghề không chỉ trải qua học tập trong trường lớp, mà nhất thiết phải trải qua rèn luyện trong thương trường, thông qua hoạt động thực tiễn trong quản lý doanh nghiệp.
Kinh doanh còn là một nghề cha truyền con nối, thầy truyền trò nối, có tính truyền thống và tính kế thừa rất cao. Có một cách khác, nếu người chủ sở hữu không tìm đến thị trường Giám đốc nhưng vẫn muốn có được nhiều Giám đốc giỏi thì doanh nghiệp phải tự đào tạo.
Những trường đào tạo Giám đốc hiện nay chủ yếu là giảng dạy những lý thuyết cơ bản, đúc kết kinh nghiệm kinh doanh từ thực tế của người đi trước rồi phổ biến lại cho người đi sau. Nhưng trong thương trường, thực tiễn diễn biến rất sinh động, phong phú, ít có tình huống lặp lại và không có tình huống nào xử lý giống nhau.
Vì vậy, đối với nghề Giám đốc, môi trường đào tạo hiệu quả nhất là doanh nghiệp và người thầy giỏi chính là người chủ sở hữu tài sản - nhất là những người từ tay không mà tạo nên sự nghiệp.
Có thể, người chủ sở hữu không có bằng cấp chuyên môn, nhưng họ rất thành thạo trong việc biến “một đồng vốn ra bốn đồng lời”. Họ là những người đã có kinh nghiệm kinh doanh thực tiễn, lại thường xuyên học hỏi, trao dồi kiến thức để bắt kịp sự phát triển của doanh nghiệp. Những điều đó đã khiến họ trở thành người Giám đốc đích thực, cho nên, nếu có chủ tâm đào tạo đội ngũ kế thừa thì họ hoàn toàn có thể thực hiện được.
Những cộng sự trẻ trong doanh nghiệp thường là những người có trình độ, có bằng cấp và có năng khiếu (chính họ đã chọn nghề kinh doanh để theo đuổi), nếu một bên chịu dạy và một bên chịu học, thì chính môi trường này sẽ đào tạo ra nhiều Giám đốc giỏi cho doanh nghiệp và cho xã hội.
Khi sử dụng phương pháp tự đào tạo, doanh nghiệp sẽ có một đội ngũ kế thừa ổn định, tính tương hợp cao và nhất là mối quan hệ thầy - trò giữa người chủ sở hữu và doanh nhân trẻ sẽ là sự ràng buộc về đạo lý sâu sắc, hạn chế được loại Giám đốc “đứng núi này trông núi nọ”, trong khi thị trường Giám đốc luôn luôn mời gọi.
Những người được đào tạo từ trong môi trường đặc biệt này sẽ là “Giám đốc hàng hiệu” rất sáng giá trong thị trường Giám đốc.
Nước ta đang ở trong thời kỳ đầu của nền kinh tế thị trường. Để phục vụ cho hoạt động kinh doanh ngày càng phát triển, có nhiều loại thị trường đã tự hình thành trong xã hội như: thị trường hàng hóa, thị trường dịch vụ, thị trường lao động v.v...
Gần đây, có một loại thị trường khá mới mẻ do thương trường thúc ép phải hình thành, đó là thị trường Giám đốc!
Trong giai đoạn kinh tế thị trường mới manh nha, đa số doanh nghiệp có đồng vốn ít, hoạt động kinh doanh hẹp, vì vậy người chủ thường kiêm luôn vai trò giám đốc.
Khi thị trường đã dần khởi sắc, nếu doanh nghiệp nào đã trụ vững ở thương trường và làm ăn phát đạt thì sẽ có nhu cầu trở thành Tổng công ty, Công ty mẹ, Tập đoàn. Chính lúc này, để chuyên nghiệp hóa hoạt động đầu tư - kinh doanh, người chủ doanh nghiệp phải kiên quyết tách biệt quyền sở hữu với quyền quản lý.
Từ nhu cầu thực tế đó, xã hội đã hình thành một nghề mới: “Nghề Giám đốc”, một thị trường mới: “Thị trường Giám đốc!”.
Chức năng khái quát nhất của nghề Giám đốc là tổ chức, quản lý và điều hành tất cả mọi hoạt động kinh doanh, đem lợi nhuận tối đa về cho doanh nghiệp. Cho nên, người có nghề Giám đốc hoàn toàn có thể thâm nhập và hoạt động trong mọi ngành nghề - cả những nghề có tính chuyên môn cao như giáo dục và y tế, với điều kiện là ngành đó có yếu tố kinh doanh.
Làm thế nào để tham gia thị trường Giám đốc?
Khác với các ngành nghề khác, nghề Giám đốc không có cửa cho bằng giả tồn tại, vì bằng thật cũng mới chỉ là cái vé vào cửa!
Để vai trò của người Giám đốc trụ được và khẳng định vị trí của mình ở thương trường, cần phải có những kết quả cụ thể đạt được trong quá trình kinh doanh.
Người chủ sở hữu không thể chấp nhận một Giám đốc nhiều bằng cấp, nhưng tổ chức điều hành kinh doanh kém, doanh nghiệp liên tục bị thua lỗ. Cũng giống như một huấn luyện viên bóng đá tiếng tăm nhưng đội bóng thường xuyên bị phơi áo trên sân cỏ vậy.
Chính vì vậy, thị trường Giám đốc là một thị trường quy tụ nhiều nhân tài trong kinh doanh, ngoài bằng cấp, còn phải trải qua sự cọ xát, cạnh tranh, sàng lọc của thương trường.
Có nhiều tố chất tạo nên người Giám đốc, nhưng theo văn hóa phương Đông, bí quyết để trở thành nhà quản lý kinh doanh giỏi là: “Ngũ bảo - Lục tri - Tam quản”.
Ngũ bảo gồm: tâm, trí, lực, pháp và hành. Lục tri là: tri kỷ (biết mình), tri bỉ (biết người), tri thời (biết thời thế, môi trường), tri túc (biết đủ và đúng mực), tri chỉ (biết dừng lại đúng lúc, biết chờ đợi) và tri biến (thích ứng với mọi diễn biến). Tam quản là phải biết quản lý kế hoạch, quản lý nhân sự và quản lý bản thân.
Nghề Giám đốc là một nghề “nếu không bơi thì sẽ chìm” bởi sự đào thải rất nghiệt ngã, đòi hỏi người Giám đốc phải liên tục trau dồi tri thức, đúc kết kinh nghiệm, giữ gìn uy tín và nâng cao năng lực quản lý kinh doanh.
Chủ phải ra chủ...
Khi doanh nghiệp đã phát triển đến giai đoạn cần hiện đại hóa và chuyên môn hóa quản lý doanh nghiệp, người chủ sở hữu phải tìm đến thị trường Giám đốc để tuyển dụng người quản lý kinh doanh chuyên nghiệp.
Lúc này, cần phải có sự phân biệt rõ ràng trong danh xưng, chức năng, nhiệm vụ của người chủ sở hữu và người Giám đốc. Để làm được như vậy thực tế đòi hỏi người chủ sở hữu tài sản “chủ phải ra chủ”.
Chủ sở hữu, là người vạch ra mục tiêu, chỉ hướng đi tới, Giám đốc là người trực tiếp điều hành doanh nghiệp thông qua các biện pháp cụ thể về quản lý kinh doanh để đạt được những mục tiêu đã đề ra. Giám đốc là một nghề đặc biệt đòi hỏi tri thức, chuyên môn và tài năng, nên việc trả thù lao cho người Giám đốc là một việc mà người chủ sở hữu cần phải định lượng.
Để giữ chân một Giám đốc giỏi, nên gắn quyền lợi của họ vào doanh nghiệp như: biếu cổ phần, hưởng thù lao trên lợi nhuận, ưu đãi trong sinh hoạt (phương tiện đi lại, nhà ở, v.v.).
Ngoài ra, người chủ sở hữu còn phải tôn trọng những người Giám đốc trong doanh nghiệp như đồng sự thân tín, không nên tùy tiện can thiệp vào công việc điều hành của Giám đốc, tạo mọi điều kiện cho họ phát huy hết khả năng và giúp họ tạo ảnh hưởng tốt đối với xã hội, khách hàng và với nội bộ trong doanh nghiệp.
Doanh nghiệp là môi trường đào tạo nghề Giám đốc tốt nhất
Kinh doanh là một nghề không chỉ trải qua học tập trong trường lớp, mà nhất thiết phải trải qua rèn luyện trong thương trường, thông qua hoạt động thực tiễn trong quản lý doanh nghiệp.
Kinh doanh còn là một nghề cha truyền con nối, thầy truyền trò nối, có tính truyền thống và tính kế thừa rất cao. Có một cách khác, nếu người chủ sở hữu không tìm đến thị trường Giám đốc nhưng vẫn muốn có được nhiều Giám đốc giỏi thì doanh nghiệp phải tự đào tạo.
Những trường đào tạo Giám đốc hiện nay chủ yếu là giảng dạy những lý thuyết cơ bản, đúc kết kinh nghiệm kinh doanh từ thực tế của người đi trước rồi phổ biến lại cho người đi sau. Nhưng trong thương trường, thực tiễn diễn biến rất sinh động, phong phú, ít có tình huống lặp lại và không có tình huống nào xử lý giống nhau.
Vì vậy, đối với nghề Giám đốc, môi trường đào tạo hiệu quả nhất là doanh nghiệp và người thầy giỏi chính là người chủ sở hữu tài sản - nhất là những người từ tay không mà tạo nên sự nghiệp.
Có thể, người chủ sở hữu không có bằng cấp chuyên môn, nhưng họ rất thành thạo trong việc biến “một đồng vốn ra bốn đồng lời”. Họ là những người đã có kinh nghiệm kinh doanh thực tiễn, lại thường xuyên học hỏi, trao dồi kiến thức để bắt kịp sự phát triển của doanh nghiệp. Những điều đó đã khiến họ trở thành người Giám đốc đích thực, cho nên, nếu có chủ tâm đào tạo đội ngũ kế thừa thì họ hoàn toàn có thể thực hiện được.
Những cộng sự trẻ trong doanh nghiệp thường là những người có trình độ, có bằng cấp và có năng khiếu (chính họ đã chọn nghề kinh doanh để theo đuổi), nếu một bên chịu dạy và một bên chịu học, thì chính môi trường này sẽ đào tạo ra nhiều Giám đốc giỏi cho doanh nghiệp và cho xã hội.
Khi sử dụng phương pháp tự đào tạo, doanh nghiệp sẽ có một đội ngũ kế thừa ổn định, tính tương hợp cao và nhất là mối quan hệ thầy - trò giữa người chủ sở hữu và doanh nhân trẻ sẽ là sự ràng buộc về đạo lý sâu sắc, hạn chế được loại Giám đốc “đứng núi này trông núi nọ”, trong khi thị trường Giám đốc luôn luôn mời gọi.
Những người được đào tạo từ trong môi trường đặc biệt này sẽ là “Giám đốc hàng hiệu” rất sáng giá trong thị trường Giám đốc.
By Tạ Thị Ngọc Thảo/ Vietnamnet
No comments:
Post a Comment