Nếu không có văn hóa quảng cáo, sẽ gây phản cảm cho người xem. “Chỉ là quảng cáo, có gì mà quan trọng thế!”, có người trong “nhà đài” đã từng tặc lưỡi như vậy trước những bất bình của khán giả về những quảng cáo trên truyền hình.
Tuy nhiên, trên thực tế, quảng cáo khá quan trọng, nhất là khi nó đang được “chọn giờ” để xuất hiện. Và trên thực tế, nội dung quảng cáo cũng có những tác động khá lớn tới người xem.
Ví như chuyện hiện nay, có một câu cửa miệng “Thịnh vượng là Prime”. Vậy, văn hóa quảng cáo đâu có phải là chuyện nhỏ!
Bộ phim đang tới hồi gay cấn, đột nhiên “Wendy” xuất hiện với mùi thơm của nước xả vải Comfort và cú chạy trốn không thành vì mùi thơm quá nổi bật. Đoạn quảng cáo xuất hiện tới 4 lần trong 1 tập phim, thậm chí có những đoạn quảng cáo lặp lại tới 2 lần liên tục, khiến người xem từ chỗ cảm tình với đôi vợ chồng vải, bỗng trở nên... bất bình.
Cũng như vậy, quảng cáo bột nêm Knor “Thịt thăn, xương ống” hiện đang ngự trị màn hình vào những giờ dành cho quảng cáo (mà nhiều tới mức người xem thuộc lòng và phát chán). Rồi quảng cáo sữa Cô gái Hà Lan, quảng cáo kẹo cao su... Không biết mỗi buổi tối, khi ngồi xem truyền hình, người xem phải “nuốt trôi” bao nhiêu phút của những quảng cáo “ăn theo” như vậy.
Mà “nhà đài” cũng khôn, cứ đúng lúc hồi hộp nhất của phim, những lúc căng thẳng nhất của trò chơi truyền hình là... đệm quảng cáo vào, với thời gian đôi khi lên tới vài phút, buộc người xem phải... xem trong lúc chờ đợi phim.
Vẫn biết, quảng cáo giữa phim, giữa trò chơi truyền hình là “chiêu” của các nhà đài, kể cả trên thế giới; nhưng với tâm lý của người xem Việt Nam, điều này vẫn chưa được chấp nhận. Rất nhiều bạn xem truyền hình đã có thư phản đối, thể hiện bức xúc của mình về việc quảng cáo quá vô duyên và quá “tham” giữa các phân đoạn của phim.
Chị Phương Linh, một khán giả trung thành của bộ phim “Ván bài đen tối” cho biết: “Biết là phải có quảng cáo, nhưng nếu quảng cáo được chuyển về đầu và cuối phim thì hợp lý hơn. Đoạn phim đang làm người xem xúc động, đột nhiên rồ lên nhạc quảng cáo, vừa cụt hứng, vừa thấy thiếu văn hóa quá!”.
Không chỉ bức xúc về vấn đề thời lượng, thời điểm quảng cáo, rất nhiều khán giả cũng lên tiếng về văn hóa trong xây dựng quảng cáo. Trên thực tế, nhiều quảng cáo của truyền hình khá “phản văn hóa”, gây khó chịu cho người xem.
Mới nhất là quảng cáo hạt nêm Knor nói trên, khi người mẹ đồng ý sẽ nấu canh với thịt thăn và xương ống cho cậu con trai, cũng là lúc các bà nội trợ trong siêu thị đổ xô tới, thậm chí một người phụ nữ trung niên còn nhìn hằm hằm người mẹ, gây cảm giác rất không... thân thiện.
Hay trong quảng cáo bột giặt Omo (hiện đã bỏ qua đoạn đó), là hình ảnh cậu học trò nhìn cô giáo với ánh mắt rất thách thức, đã bị khán giả truyền hình phản đối và nhà đài đã phải cắt bỏ đoạn quảng cáo đó.
Cũng là quảng cáo, nhưng với việc hộp sữa Cô gái Hà Lan mà người mẹ gửi cho con trai được chuyền đi qua những cú đá, cú ném, cú vứt... cũng gây phản cảm, thứ nhất về vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm, thứ hai, không phù hợp với tâm lý người Việt Nam, khi với người Việt, đồ ăn luôn được trân trọng, nâng niu.
Quảng cáo là cần thiết và phải có, nhất là trong xu hướng phát triển hiện nay, tuy nhiên, khi không nắm bắt tâm lý người xem cả trong vấn đề xây dựng nội dung và tìm thời điểm, hình thức quảng cáo phù hợp, sẽ gây ra một cảm giác “bất bình” vì sự thiếu văn hóa của quảng cáo!
Tuy nhiên, trên thực tế, quảng cáo khá quan trọng, nhất là khi nó đang được “chọn giờ” để xuất hiện. Và trên thực tế, nội dung quảng cáo cũng có những tác động khá lớn tới người xem.
Ví như chuyện hiện nay, có một câu cửa miệng “Thịnh vượng là Prime”. Vậy, văn hóa quảng cáo đâu có phải là chuyện nhỏ!
Bộ phim đang tới hồi gay cấn, đột nhiên “Wendy” xuất hiện với mùi thơm của nước xả vải Comfort và cú chạy trốn không thành vì mùi thơm quá nổi bật. Đoạn quảng cáo xuất hiện tới 4 lần trong 1 tập phim, thậm chí có những đoạn quảng cáo lặp lại tới 2 lần liên tục, khiến người xem từ chỗ cảm tình với đôi vợ chồng vải, bỗng trở nên... bất bình.
Cũng như vậy, quảng cáo bột nêm Knor “Thịt thăn, xương ống” hiện đang ngự trị màn hình vào những giờ dành cho quảng cáo (mà nhiều tới mức người xem thuộc lòng và phát chán). Rồi quảng cáo sữa Cô gái Hà Lan, quảng cáo kẹo cao su... Không biết mỗi buổi tối, khi ngồi xem truyền hình, người xem phải “nuốt trôi” bao nhiêu phút của những quảng cáo “ăn theo” như vậy.
Mà “nhà đài” cũng khôn, cứ đúng lúc hồi hộp nhất của phim, những lúc căng thẳng nhất của trò chơi truyền hình là... đệm quảng cáo vào, với thời gian đôi khi lên tới vài phút, buộc người xem phải... xem trong lúc chờ đợi phim.
Vẫn biết, quảng cáo giữa phim, giữa trò chơi truyền hình là “chiêu” của các nhà đài, kể cả trên thế giới; nhưng với tâm lý của người xem Việt Nam, điều này vẫn chưa được chấp nhận. Rất nhiều bạn xem truyền hình đã có thư phản đối, thể hiện bức xúc của mình về việc quảng cáo quá vô duyên và quá “tham” giữa các phân đoạn của phim.
Chị Phương Linh, một khán giả trung thành của bộ phim “Ván bài đen tối” cho biết: “Biết là phải có quảng cáo, nhưng nếu quảng cáo được chuyển về đầu và cuối phim thì hợp lý hơn. Đoạn phim đang làm người xem xúc động, đột nhiên rồ lên nhạc quảng cáo, vừa cụt hứng, vừa thấy thiếu văn hóa quá!”.
Không chỉ bức xúc về vấn đề thời lượng, thời điểm quảng cáo, rất nhiều khán giả cũng lên tiếng về văn hóa trong xây dựng quảng cáo. Trên thực tế, nhiều quảng cáo của truyền hình khá “phản văn hóa”, gây khó chịu cho người xem.
Mới nhất là quảng cáo hạt nêm Knor nói trên, khi người mẹ đồng ý sẽ nấu canh với thịt thăn và xương ống cho cậu con trai, cũng là lúc các bà nội trợ trong siêu thị đổ xô tới, thậm chí một người phụ nữ trung niên còn nhìn hằm hằm người mẹ, gây cảm giác rất không... thân thiện.
Hay trong quảng cáo bột giặt Omo (hiện đã bỏ qua đoạn đó), là hình ảnh cậu học trò nhìn cô giáo với ánh mắt rất thách thức, đã bị khán giả truyền hình phản đối và nhà đài đã phải cắt bỏ đoạn quảng cáo đó.
Cũng là quảng cáo, nhưng với việc hộp sữa Cô gái Hà Lan mà người mẹ gửi cho con trai được chuyền đi qua những cú đá, cú ném, cú vứt... cũng gây phản cảm, thứ nhất về vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm, thứ hai, không phù hợp với tâm lý người Việt Nam, khi với người Việt, đồ ăn luôn được trân trọng, nâng niu.
Quảng cáo là cần thiết và phải có, nhất là trong xu hướng phát triển hiện nay, tuy nhiên, khi không nắm bắt tâm lý người xem cả trong vấn đề xây dựng nội dung và tìm thời điểm, hình thức quảng cáo phù hợp, sẽ gây ra một cảm giác “bất bình” vì sự thiếu văn hóa của quảng cáo!
Tổng hợp
No comments:
Post a Comment