Một nông dân mày mò tìm đến các cơ quan chuyên môn xin tư vấn thủ tục đăng ký chất lượng sản phẩm, rồi tự bỏ tiền mang mẫu sản phẩm chè của mình đến cơ quan y tế kiểm nghiệm chất lượng... quyết xây dựng "thương hiệu chè" riêng cho gia đình mình.
Ðược dân làng "phong" là người làm chè xanh giỏi trong xóm Nam Tiến, Tân Cương (Thái Nguyên) và sản phẩm chè của gia đình chị luôn bán được giá cao ở chợ xã, nhưng nông dân Trần Thị Huệ không bằng lòng với những gì đã có. Bởi theo chị, thương hiệu chè Tân Cương thuộc về tập thể và mỗi gia đình làm chè trong vùng lại có bí quyết trong quá trình chăm bón, thu hái, sao xấy để tạo nên hương vị riêng của loại đặc sản này. Nhưng từ khi thương hiệu chè Tân Cương bị một số tập thể, cá nhân lợi dụng để kiếm lời bằng nhiều cách, trong đó có cả những hành động làm phương hại đến danh tiếng của sản phẩm chè Tân Cương thì chị Huệ rất buồn và lo vì sợ người tiêu dùng nghi ngờ về chất lượng sản phẩm chè, danh tiếng của làng nghề sẽ bị mai một. Ðể bảo vệ danh tiếng của cả vùng chè thì quá sức với một người nông dân như chị, nhưng tại sao mình không đăng ký chất lượng sản phẩm để chịu trách nhiệm trước khách hàng. Từ suy nghĩ đó, chị Huệ đã hành động: Một mặt tìm kiếm các tài liệu về sản xuất chè an toàn theo phương pháp sinh học, cộng với những kinh nghiệm tích lũy nhiều năm của gia đình để sản xuất chè sạch. Mặt khác, chị Huệ gặp các cơ quan chức năng nhờ giúp đỡ để đăng ký chất lượng sản phẩm, cấp phép kinh doanh và qua một số người quen chị đã tìm đến Sở Khoa học và Công nghệ Thái Nguyên. Tại đây, chị Huệ được hướng dẫn các bước làm hồ sơ, đem mẫu sản phẩm đến cơ quan chuyên môn kiểm định chất lượng... Mất công sức, thời gian, tiền bạc và đến đầu năm 2007 chị Huệ đã nhận được văn bản của cơ quan chức năng công nhận sản phẩm chè xanh Ngọc Lâm của gia đình bảo đảm các chỉ tiêu cho phép của thực phẩm. Ðặc biệt, các chỉ tiêu hóa, lý đều đạt tiêu chuẩn an toàn theo quy định.
Ðược cơ quan chuyên môn công nhận là sản phẩm an toàn và để quảng bá "thương hiệu" chè xanh Ngọc Lâm, Trần Thị Huệ đặt in ấn bao bì đẹp, thể hiện rõ về các thông tin của sản phẩm đến từng cơ quan, đơn vị, cửa hàng phân phối sản phẩm chè trên địa bàn để "ma-két-tinh", tiêu thụ sản phẩm. Những nỗ lực của chị Huệ được đền đáp xứng đáng bằng nhiều đơn đặt hàng của các tập thể, cá nhân, trong đó có 15 cơ quan nhà nước... Sản lượng tiêu thụ chè trong năm 2007 của gia đình chị hơn 1.000 kg. Ðến thời điểm này, 100% sản lượng chè của gia đình làm ra đều được đặt mua hết với giá cao hơn từ 10 đến 20 nghìn đồng/kg so với giá chè đang bán tại Tân Cương. Khi chúng tôi phỏng vấn có tiếp tục mở rộng diện tích và sản lượng chè? Chị Huệ cho biết, hiện nay đang mời các hộ sản xuất chè trong xóm Nam Tiến cộng tác sản xuất chè sạch để đóng gói nhãn hiệu chè xanh Ngọc Lâm đưa đi tiêu thụ ở thị trường ngoài tỉnh...
Qua các nguồn thông tin và được thưởng thức trực tiếp sản phẩm chè xanh Ngọc Lâm, một doanh nghiệp ở Hà Nội đã lên đặt vấn đề với chị Huệ làm đầu mối cung cấp sản phẩm và doanh nghiệp này sẽ hoàn tất hồ sơ để đăng ký độc quyền nhãn hiệu sản phẩm chè xanh Ngọc Lâm với Cục Sở hữu trí tuệ. Nhưng chị Huệ đã từ chối, vì theo chị khi phải qua một doanh nghiệp khác đăng ký sẽ có nguy cơ mất thương hiệu. Quan trọng hơn là việc kiểm soát chất lượng sản phẩm theo tiêu chuẩn đã đăng ký với cơ quan chuyên môn sẽ gặp khó khăn. Mục tiêu của chị Huệ là khi sản phẩm đã đứng vững trên thị trường, tạo dựng được vùng nguyên liệu khá, chị sẽ trực tiếp nhờ các cơ quan chuyên môn trong tỉnh giúp đỡ để nâng cao chất lượng, đăng ký bảo hộ độc quyền nhãn hiệu sản phẩm chè xanh Ngọc Lâm.
Ðược dân làng "phong" là người làm chè xanh giỏi trong xóm Nam Tiến, Tân Cương (Thái Nguyên) và sản phẩm chè của gia đình chị luôn bán được giá cao ở chợ xã, nhưng nông dân Trần Thị Huệ không bằng lòng với những gì đã có. Bởi theo chị, thương hiệu chè Tân Cương thuộc về tập thể và mỗi gia đình làm chè trong vùng lại có bí quyết trong quá trình chăm bón, thu hái, sao xấy để tạo nên hương vị riêng của loại đặc sản này. Nhưng từ khi thương hiệu chè Tân Cương bị một số tập thể, cá nhân lợi dụng để kiếm lời bằng nhiều cách, trong đó có cả những hành động làm phương hại đến danh tiếng của sản phẩm chè Tân Cương thì chị Huệ rất buồn và lo vì sợ người tiêu dùng nghi ngờ về chất lượng sản phẩm chè, danh tiếng của làng nghề sẽ bị mai một. Ðể bảo vệ danh tiếng của cả vùng chè thì quá sức với một người nông dân như chị, nhưng tại sao mình không đăng ký chất lượng sản phẩm để chịu trách nhiệm trước khách hàng. Từ suy nghĩ đó, chị Huệ đã hành động: Một mặt tìm kiếm các tài liệu về sản xuất chè an toàn theo phương pháp sinh học, cộng với những kinh nghiệm tích lũy nhiều năm của gia đình để sản xuất chè sạch. Mặt khác, chị Huệ gặp các cơ quan chức năng nhờ giúp đỡ để đăng ký chất lượng sản phẩm, cấp phép kinh doanh và qua một số người quen chị đã tìm đến Sở Khoa học và Công nghệ Thái Nguyên. Tại đây, chị Huệ được hướng dẫn các bước làm hồ sơ, đem mẫu sản phẩm đến cơ quan chuyên môn kiểm định chất lượng... Mất công sức, thời gian, tiền bạc và đến đầu năm 2007 chị Huệ đã nhận được văn bản của cơ quan chức năng công nhận sản phẩm chè xanh Ngọc Lâm của gia đình bảo đảm các chỉ tiêu cho phép của thực phẩm. Ðặc biệt, các chỉ tiêu hóa, lý đều đạt tiêu chuẩn an toàn theo quy định.
Ðược cơ quan chuyên môn công nhận là sản phẩm an toàn và để quảng bá "thương hiệu" chè xanh Ngọc Lâm, Trần Thị Huệ đặt in ấn bao bì đẹp, thể hiện rõ về các thông tin của sản phẩm đến từng cơ quan, đơn vị, cửa hàng phân phối sản phẩm chè trên địa bàn để "ma-két-tinh", tiêu thụ sản phẩm. Những nỗ lực của chị Huệ được đền đáp xứng đáng bằng nhiều đơn đặt hàng của các tập thể, cá nhân, trong đó có 15 cơ quan nhà nước... Sản lượng tiêu thụ chè trong năm 2007 của gia đình chị hơn 1.000 kg. Ðến thời điểm này, 100% sản lượng chè của gia đình làm ra đều được đặt mua hết với giá cao hơn từ 10 đến 20 nghìn đồng/kg so với giá chè đang bán tại Tân Cương. Khi chúng tôi phỏng vấn có tiếp tục mở rộng diện tích và sản lượng chè? Chị Huệ cho biết, hiện nay đang mời các hộ sản xuất chè trong xóm Nam Tiến cộng tác sản xuất chè sạch để đóng gói nhãn hiệu chè xanh Ngọc Lâm đưa đi tiêu thụ ở thị trường ngoài tỉnh...
Qua các nguồn thông tin và được thưởng thức trực tiếp sản phẩm chè xanh Ngọc Lâm, một doanh nghiệp ở Hà Nội đã lên đặt vấn đề với chị Huệ làm đầu mối cung cấp sản phẩm và doanh nghiệp này sẽ hoàn tất hồ sơ để đăng ký độc quyền nhãn hiệu sản phẩm chè xanh Ngọc Lâm với Cục Sở hữu trí tuệ. Nhưng chị Huệ đã từ chối, vì theo chị khi phải qua một doanh nghiệp khác đăng ký sẽ có nguy cơ mất thương hiệu. Quan trọng hơn là việc kiểm soát chất lượng sản phẩm theo tiêu chuẩn đã đăng ký với cơ quan chuyên môn sẽ gặp khó khăn. Mục tiêu của chị Huệ là khi sản phẩm đã đứng vững trên thị trường, tạo dựng được vùng nguyên liệu khá, chị sẽ trực tiếp nhờ các cơ quan chuyên môn trong tỉnh giúp đỡ để nâng cao chất lượng, đăng ký bảo hộ độc quyền nhãn hiệu sản phẩm chè xanh Ngọc Lâm.
Thanh Niên
No comments:
Post a Comment