Có rất nhiều học thuyết, phương pháp, quy tắc để thành công trong kinh doanh. Song nhiều doanh nghiệp ngày nay lại cho thấy rằng, quy tắc lớn nhất chính là: đừng tuân theo bất kỳ quy tắc nào!
Vốn mạnh, quản lý tốt, công nghệ cao, thị trường hot và một niềm đam mê cháy bỏng là 5 thành phần luôn được nhắc tới trong công thức làm kinh doanh. Thế nhưng, liệu chúng có đúng là những quy tắc “sống còn”, không thể không theo?
Vốn lớn
Khi hỏi về điều kiện đầu tiên để có được một công ty tăng trưởng mạnh thì vốn lớn luôn là câu trả lời phổ biến nhất. Dĩ nhiên, có rất nhiều lý do giải thích cho sự lựa chọn này. Song theo Giáo sư George Foster, Giám đốc Chương trình Hỗ trợ các doanh nghiệp đang phát triển, Đại học Stanford (Mỹ) thì: “Đồng USD hiển nhiên có sức mạnh giúp doanh nghiệp tiến nhanh hơn. Nhưng khởi nghiệp ít vốn hoàn toàn có thể thành công, nếu bạn biết sáng tạo và có cách cắt giảm chi phí”.
Tháng 1.2000, Stuart Suddath, một chàng thanh niên gốc Ấn Độ ở Florida (Mỹ) đã thành lập Công ty Vận tải Tự phục vụ Movex trong căn phòng ngủ bỏ trống của bố anh. Công ty làm ăn tốt với doanh thu 2 triệu USD ngay trong năm đầu tiên.
Chi phí kinh doanh chủ yếu của Movex hầu như chỉ dành cho việc quảng cáo rộng rãi dịch vụ này trên cả nước, đầu tư nâng cấp phần mềm quản lý hoạt động của đội xe tải và trả lương cho 34 nhân viên. Đặc biệt, phần chi phí lớn nhất là đầu tư cho cơ sở vật chất thì Movex lại chẳng tốn đồng nào, nhờ một ý tưởng độc đáo: liên kết với các tài xế xe tải độc lập, thuê cả tài xế lẫn xe.
Không chỉ tiết kiệm một lượng vốn khổng lồ để đầu tư sắm cả hạm đội xe, xây dựng bãi đậu, bảo trì..., bằng cách liên kết với các tài xế xe tải, mạng lưới vận chuyển của Movex còn được mở rộng ra cả nước và luôn sẵn sàng mọi lúc mọi nơi. Từ Virginia đến California, từ Dakota đến Texas, chỉ cần một cú điện thoại là lực lượng tài xế của Movex tại địa phương sẽ ngay lập tức có mặt.
Quản lý giàu kinh nghiệm
Một đội ngũ quản lý hùng hậu, lão luyện, giỏi chuyên môn hẳn là điều mà doanh nghiệp nào cũng mong muốn. Nhưng liệu bạn có nuôi nổi họ không lại là chuyện khác.
Vì vậy, qua kinh nghiệm hợp tác với nhiều doanh nghiệp, Giáo sư Foster đúc kết: sự kiên trì, tập trung cao độ và linh hoạt mới là những đức tính cần nhất ở nhà quản lý.
Ví dụ điển hình cho đội ngũ quản lý như thế là ở Round Table Group, một công ty liên kết các chuyên gia tài chính và luật sư độc lập, chuyên hỗ trợ các vụ kiện tụng, tranh chấp và tư vấn cơ hội đầu tư cho doanh nghiệp. Kiên trì đến mức gan lì, cả 3 nhà sáng lập của Round Table Group đã bám trụ với công ty từ lúc ra đời năm 1994 đến nay, bất chấp những thời kỳ khó khăn, túng quẫn.
Tổng cộng chỉ có 12 nhân viên, Giám đốc Điều hành Russ Rosenzweig mới 24 tuổi, đội ngũ quản lý của Round Table Group không thể gọi là hùng hậu cũng chẳng lão luyện. Thế nhưng bắt đầu từ năm 2002, doanh thu của công ty đã tăng gấp đôi qua mỗi năm. Và bí quyết điều hành của anh chàng giám đốc trẻ măng Rosenzweig là tinh giản đội ngũ quản lý đến mức tối đa và chỉ tập trung vào ngành nghề của mình, không ôm đồm mọi thứ. “Làm thế nào để khi gặp gỡ khách hàng, bạn có thể mô tả về doanh nghiệp mình chỉ bằng 1 câu”, Rosenzweig kết luận.
Để cạnh tranh, phải mạnh về công nghệ
Mặc dù thời đại kinh tế kỹ thuật đã dần được thay thế bởi kinh tế chất xám, nhưng sự mê tín vào sức mạnh của công nghệ vẫn còn ăn sâu trong đầu nhiều nhà doanh nghiệp. Và họ hoàn toàn có lý. Bởi sức mạnh công nghệ mang lại cho họ lợi thế đi trước đối thủ, làm ra những sản phẩm mới toanh và khám phá những thị trường chưa ai tiếp cận.
Tuy nhiên, Karen Booth Adams, một nữ doanh nhân từ Atlanta (Mỹ) đã chứng minh điều ngược lại. Tháng 11.2000, Adams cùng một đối tác thành lập cửa hàng cung cấp vật dụng trang trí nội thất dành cho trẻ em qua mạng lấy tên là PoshTots. Đó là thời điểm mà chiếc bong bóng internet đã quá căng và có dấu hiệu nổ tung. Thế nhưng, PoshTots không những vượt qua an toàn mà còn phát triển quy mô lên 22 nhân viên với doanh thu 10 triệu USD năm 2005. Ngoại trừ kiến thức về internet của Karen, PoshTots chẳng có sức mạnh công nghệ gì so với đối thủ. Cái họ có là sự linh hoạt.
Ngay sau khi vụ nổ bong bóng xảy ra, Karen lập tức chuyển hướng. Thay vì tận dụng internet để tiếp cận đông đảo khách hàng như trước, cô chỉ nhắm vào đối tượng khách hàng cao cấp bằng cách cung cấp những sản phẩm vượt trội về chất lượng và độc đáo về mẫu mã.
Chen chân vào những thị trường hot
Không ai có thể nói rằng lý thuyết này sai. Nhưng một thị trường hot luôn đồng nghĩa với sự cạnh tranh khốc liệt, vì thế, thay vì làm kẻ đến sau trong một sân chơi quá nhiều tay sừng sỏ, tại sao không làm người tiên phong trong thị trường mới? Đó chính là điều mà Suddath đã làm khi thành lập Movex. “Trong lúc mô hình công ty vận chuyển trọn gói và công ty cho thuê xe tải để khách hàng tự lái đều đã có quá nhiều đối thủ, tôi nghĩ đến một mô hình trung gian giữa hai loại này và Movex ra đời”, Suddath kể lại.
Phải đam mê
Jeff Williams, Giám đốc Đào tạo, Công ty Tư vấn khởi nghiệp Bizstarter.com, chưa bao giờ tuân theo những quy tắc thành công như vốn lớn, quản lý giàu kinh nghiệm hay sản phẩm độc đáo, nhưng anh luôn tin rằng, niềm đam mê là không thể thiếu khi làm kinh doanh. “Bạn phải yêu sản phẩm của mình, yêu công việc bán hàng, yêu cả khách hàng để không mệt mỏi trước những kêu ca, đòi hỏi của họ”, anh nói.
Như vậy, đam mê dường như là quy luật không thể phá vỡ. Thế nhưng, cũng còn tùy bạn đam mê điều gì: sự đột phá để làm nên bước nhảy vọt hay chỉ muốn kiểm soát công ty ở mức độ hiện tại. Cần phải phân biệt giữa công ty có tiềm năng phát triển và công ty luôn sẵn sàng phát triển. Có những công ty đầy tiềm năng nhưng vẫn không phát triển được, nguyên nhân là do lãnh đạo quá chú tâm vào việc duy trì thành quả hiện tại mà không dám liều lĩnh tạo những bước đột phá.
Quy luật được tạo ra với mục đích cao nhất là tìm ra người dám... phá luật, câu nói đùa này hoàn toàn có lý, ít nhất là với những ví dụ thành công điển hình ở trên!
Vốn mạnh, quản lý tốt, công nghệ cao, thị trường hot và một niềm đam mê cháy bỏng là 5 thành phần luôn được nhắc tới trong công thức làm kinh doanh. Thế nhưng, liệu chúng có đúng là những quy tắc “sống còn”, không thể không theo?
Vốn lớn
Khi hỏi về điều kiện đầu tiên để có được một công ty tăng trưởng mạnh thì vốn lớn luôn là câu trả lời phổ biến nhất. Dĩ nhiên, có rất nhiều lý do giải thích cho sự lựa chọn này. Song theo Giáo sư George Foster, Giám đốc Chương trình Hỗ trợ các doanh nghiệp đang phát triển, Đại học Stanford (Mỹ) thì: “Đồng USD hiển nhiên có sức mạnh giúp doanh nghiệp tiến nhanh hơn. Nhưng khởi nghiệp ít vốn hoàn toàn có thể thành công, nếu bạn biết sáng tạo và có cách cắt giảm chi phí”.
Tháng 1.2000, Stuart Suddath, một chàng thanh niên gốc Ấn Độ ở Florida (Mỹ) đã thành lập Công ty Vận tải Tự phục vụ Movex trong căn phòng ngủ bỏ trống của bố anh. Công ty làm ăn tốt với doanh thu 2 triệu USD ngay trong năm đầu tiên.
Chi phí kinh doanh chủ yếu của Movex hầu như chỉ dành cho việc quảng cáo rộng rãi dịch vụ này trên cả nước, đầu tư nâng cấp phần mềm quản lý hoạt động của đội xe tải và trả lương cho 34 nhân viên. Đặc biệt, phần chi phí lớn nhất là đầu tư cho cơ sở vật chất thì Movex lại chẳng tốn đồng nào, nhờ một ý tưởng độc đáo: liên kết với các tài xế xe tải độc lập, thuê cả tài xế lẫn xe.
Không chỉ tiết kiệm một lượng vốn khổng lồ để đầu tư sắm cả hạm đội xe, xây dựng bãi đậu, bảo trì..., bằng cách liên kết với các tài xế xe tải, mạng lưới vận chuyển của Movex còn được mở rộng ra cả nước và luôn sẵn sàng mọi lúc mọi nơi. Từ Virginia đến California, từ Dakota đến Texas, chỉ cần một cú điện thoại là lực lượng tài xế của Movex tại địa phương sẽ ngay lập tức có mặt.
Quản lý giàu kinh nghiệm
Một đội ngũ quản lý hùng hậu, lão luyện, giỏi chuyên môn hẳn là điều mà doanh nghiệp nào cũng mong muốn. Nhưng liệu bạn có nuôi nổi họ không lại là chuyện khác.
Vì vậy, qua kinh nghiệm hợp tác với nhiều doanh nghiệp, Giáo sư Foster đúc kết: sự kiên trì, tập trung cao độ và linh hoạt mới là những đức tính cần nhất ở nhà quản lý.
Ví dụ điển hình cho đội ngũ quản lý như thế là ở Round Table Group, một công ty liên kết các chuyên gia tài chính và luật sư độc lập, chuyên hỗ trợ các vụ kiện tụng, tranh chấp và tư vấn cơ hội đầu tư cho doanh nghiệp. Kiên trì đến mức gan lì, cả 3 nhà sáng lập của Round Table Group đã bám trụ với công ty từ lúc ra đời năm 1994 đến nay, bất chấp những thời kỳ khó khăn, túng quẫn.
Tổng cộng chỉ có 12 nhân viên, Giám đốc Điều hành Russ Rosenzweig mới 24 tuổi, đội ngũ quản lý của Round Table Group không thể gọi là hùng hậu cũng chẳng lão luyện. Thế nhưng bắt đầu từ năm 2002, doanh thu của công ty đã tăng gấp đôi qua mỗi năm. Và bí quyết điều hành của anh chàng giám đốc trẻ măng Rosenzweig là tinh giản đội ngũ quản lý đến mức tối đa và chỉ tập trung vào ngành nghề của mình, không ôm đồm mọi thứ. “Làm thế nào để khi gặp gỡ khách hàng, bạn có thể mô tả về doanh nghiệp mình chỉ bằng 1 câu”, Rosenzweig kết luận.
Để cạnh tranh, phải mạnh về công nghệ
Mặc dù thời đại kinh tế kỹ thuật đã dần được thay thế bởi kinh tế chất xám, nhưng sự mê tín vào sức mạnh của công nghệ vẫn còn ăn sâu trong đầu nhiều nhà doanh nghiệp. Và họ hoàn toàn có lý. Bởi sức mạnh công nghệ mang lại cho họ lợi thế đi trước đối thủ, làm ra những sản phẩm mới toanh và khám phá những thị trường chưa ai tiếp cận.
Tuy nhiên, Karen Booth Adams, một nữ doanh nhân từ Atlanta (Mỹ) đã chứng minh điều ngược lại. Tháng 11.2000, Adams cùng một đối tác thành lập cửa hàng cung cấp vật dụng trang trí nội thất dành cho trẻ em qua mạng lấy tên là PoshTots. Đó là thời điểm mà chiếc bong bóng internet đã quá căng và có dấu hiệu nổ tung. Thế nhưng, PoshTots không những vượt qua an toàn mà còn phát triển quy mô lên 22 nhân viên với doanh thu 10 triệu USD năm 2005. Ngoại trừ kiến thức về internet của Karen, PoshTots chẳng có sức mạnh công nghệ gì so với đối thủ. Cái họ có là sự linh hoạt.
Ngay sau khi vụ nổ bong bóng xảy ra, Karen lập tức chuyển hướng. Thay vì tận dụng internet để tiếp cận đông đảo khách hàng như trước, cô chỉ nhắm vào đối tượng khách hàng cao cấp bằng cách cung cấp những sản phẩm vượt trội về chất lượng và độc đáo về mẫu mã.
Chen chân vào những thị trường hot
Không ai có thể nói rằng lý thuyết này sai. Nhưng một thị trường hot luôn đồng nghĩa với sự cạnh tranh khốc liệt, vì thế, thay vì làm kẻ đến sau trong một sân chơi quá nhiều tay sừng sỏ, tại sao không làm người tiên phong trong thị trường mới? Đó chính là điều mà Suddath đã làm khi thành lập Movex. “Trong lúc mô hình công ty vận chuyển trọn gói và công ty cho thuê xe tải để khách hàng tự lái đều đã có quá nhiều đối thủ, tôi nghĩ đến một mô hình trung gian giữa hai loại này và Movex ra đời”, Suddath kể lại.
Phải đam mê
Jeff Williams, Giám đốc Đào tạo, Công ty Tư vấn khởi nghiệp Bizstarter.com, chưa bao giờ tuân theo những quy tắc thành công như vốn lớn, quản lý giàu kinh nghiệm hay sản phẩm độc đáo, nhưng anh luôn tin rằng, niềm đam mê là không thể thiếu khi làm kinh doanh. “Bạn phải yêu sản phẩm của mình, yêu công việc bán hàng, yêu cả khách hàng để không mệt mỏi trước những kêu ca, đòi hỏi của họ”, anh nói.
Như vậy, đam mê dường như là quy luật không thể phá vỡ. Thế nhưng, cũng còn tùy bạn đam mê điều gì: sự đột phá để làm nên bước nhảy vọt hay chỉ muốn kiểm soát công ty ở mức độ hiện tại. Cần phải phân biệt giữa công ty có tiềm năng phát triển và công ty luôn sẵn sàng phát triển. Có những công ty đầy tiềm năng nhưng vẫn không phát triển được, nguyên nhân là do lãnh đạo quá chú tâm vào việc duy trì thành quả hiện tại mà không dám liều lĩnh tạo những bước đột phá.
Quy luật được tạo ra với mục đích cao nhất là tìm ra người dám... phá luật, câu nói đùa này hoàn toàn có lý, ít nhất là với những ví dụ thành công điển hình ở trên!
VicBrand tổng hợp
No comments:
Post a Comment