Cơ chế quản trị doanh nghiệp, trong đó có vấn đề quan hệ cổ đông, đang là yếu tố hàng đầu để các nhà đầu tư xem xét và quyết định đầu tư vào doanh nghiệp. Nhận thức được điều này, một số doanh nghiệp trong nước như Lạc Việt, Dược Hậu Giang đã bước đầu gặt hái thành công từ quan hệ tốt với cổ đông.
Tối đa hóa giá trị cổ đông là mục tiêu lớn nhất của công ty. Do đó, cơ chế quản trị doanh nghiệp cũng phải luôn hướng tới mục tiêu là đảm bảo lợi ích cao nhất và đối xử công bằng với cổ đông.
Hiện nay, những nguyên tắc quản trị doanh nghiệp của Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) coi trọng 5 yếu tố: quyền của cổ đông, sự đối xử công bằng với cổ đông, vai trò của các bên có quyền lợi liên quan, việc công khai và tính minh bạch, trách nhiệm của hội đồng quản trị. Đảm bảo những nguyên tắc này sẽ tạo bệ phóng làm tăng giá trị công ty trên thị trường và quan hệ cổ đông được xem là đòn bẩy cho giá trị đó. Tại Việt Nam, vai trò của quan hệ với cổ đông cũng đã bắt đầu được nhiều doanh nghiệp trong nước chú ý, đơn cử là mô hình của Lạc Việt và Dược Hậu Giang.
Hiện nay, những nguyên tắc quản trị doanh nghiệp của Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) coi trọng 5 yếu tố: quyền của cổ đông, sự đối xử công bằng với cổ đông, vai trò của các bên có quyền lợi liên quan, việc công khai và tính minh bạch, trách nhiệm của hội đồng quản trị. Đảm bảo những nguyên tắc này sẽ tạo bệ phóng làm tăng giá trị công ty trên thị trường và quan hệ cổ đông được xem là đòn bẩy cho giá trị đó. Tại Việt Nam, vai trò của quan hệ với cổ đông cũng đã bắt đầu được nhiều doanh nghiệp trong nước chú ý, đơn cử là mô hình của Lạc Việt và Dược Hậu Giang.
Tăng giá trị công ty nhờ quản trị doanh nghiệp tốt
Khi khảo sát về các tổ chức đầu tư trên toàn thế giới (gồm công ty đầu tư, quỹ hỗ tương, môi
giới, công ty bảo hiểm, quỹ trợ cấp, ngân hàng đầu tư, quỹ cung cấp vốn), Công ty Tư vấn Quản lý và Nghiên cứu thị trường McKinsey rút ra kết luận, quản trị doanh nghiệp là tiêu chí hàng đầu để các tổ chức này quyết định đầu tư vào doanh nghiệp.
giới, công ty bảo hiểm, quỹ trợ cấp, ngân hàng đầu tư, quỹ cung cấp vốn), Công ty Tư vấn Quản lý và Nghiên cứu thị trường McKinsey rút ra kết luận, quản trị doanh nghiệp là tiêu chí hàng đầu để các tổ chức này quyết định đầu tư vào doanh nghiệp.
Theo McKinsey, những công ty thực hiện quản trị doanh nghiệp tốt sẽ làm tăng giá trị công ty của mình lên trung bình 10-20%. McKinsey cho một ví dụ: trong 100 doanh nghiệp niêm yết ra công chúng lớn nhất Thái Lan, những công ty có hệ thống quản trị doanh nghiệp tốt nhất thường có giá trị thị trường trung bình cao hơn 45% so với các công ty còn lại.
Điều này có nghĩa, quản trị doanh nghiệp được xem là quan trọng ngang bằng hoặc thậm chí cao hơn kết quả tài chính của doanh nghiệp, trong trường hợp doanh nghiệp muốn kêu gọi đầu tư. Nó thể hiện rõ nhất ở những nền kinh tế mới nổi, đặc biệt là các quốc gia châu Á (như trường hợp của Thái Lan vừa nêu hoặc có thể tham chiếu đến Việt Nam), nơi mà theo McKinsey, có đến 82% nhà đầu tư quyết định đầu tư vào doanh nghiệp theo tiêu chuẩn này.
Không chỉ có McKinsey, một nghiên cứu gần đây của Ngân hàng Thế giới còn khẳng định, có sự tương quan chặt chẽ giữa quản trị doanh nghiệp với kết quả hoạt động và giá thị trường của doanh nghiệp. Khi có sự thay đổi tích cực trong thông lệ quản trị doanh nghiệp sẽ làm tăng trung bình 23% giá trị doanh nghiệp ấy. Ngân hàng Thế giới kết luận, nhà đầu tư sẵn lòng trả thêm một khoản phụ trội trên cổ phần của những công ty có các thông lệ quản trị doanh nghiệp tốt, vì rủi ro ở các công ty này thấp hơn rất nhiều. Cụ thể, tại châu Á, 78% các nhà đầu tư được McKinsey khảo sát cho biết, họ đã làm như vậy.
Mặt khác, Công ty Tư vấn đầu tư Tài chính Credit Lyonnais Security Asia (CLSA) còn chứng minh, những công ty đứng đầu về tiêu chuẩn quản trị doanh nghiệp tạo được tỉ suất lợi nhuận trung bình cho cổ đông là 267%. Trong khi đó, công ty có tiêu chí này ở mức trung bình tạo ra tỉ suất lợi nhuận cho cổ đông là 127% và công ty nằm trong nhóm thấp nhất chỉ tạo ra tỉ suất lợi nhuận 49%.
Rõ ràng, quản trị doanh nghiệp tốt mang lại lợi ích rất thiết thực cho doanh nghiệp và nhà đầu tư (cũng là cổ đông). Và một trong số những yếu tố cấu thành hệ thống quản trị doanh nghiệp tốt không thể không nhắc đến quan hệ cổ đông.
Mặt khác, Công ty Tư vấn đầu tư Tài chính Credit Lyonnais Security Asia (CLSA) còn chứng minh, những công ty đứng đầu về tiêu chuẩn quản trị doanh nghiệp tạo được tỉ suất lợi nhuận trung bình cho cổ đông là 267%. Trong khi đó, công ty có tiêu chí này ở mức trung bình tạo ra tỉ suất lợi nhuận cho cổ đông là 127% và công ty nằm trong nhóm thấp nhất chỉ tạo ra tỉ suất lợi nhuận 49%.
Rõ ràng, quản trị doanh nghiệp tốt mang lại lợi ích rất thiết thực cho doanh nghiệp và nhà đầu tư (cũng là cổ đông). Và một trong số những yếu tố cấu thành hệ thống quản trị doanh nghiệp tốt không thể không nhắc đến quan hệ cổ đông.
Lạc Việt: công bằng là yêu cầu hàng đầu
Là công ty chuyên về công nghệ thông tin, với hoạt động cung cấp sản phẩm và dịch vụ về phần cứng, phần mềm, đáp ứng cho giải pháp trọn gói, năm 2003, Lạc Việt nhận được lượng vốn đầu tư 0,745 triệu USD từ Quỹ Mekong Enterprise Fund. Đến năm 2005, doanh thu của Lạc Việt đạt 5,2 triệu USD. Năm 2006, tốc độ tăng trưởng của công ty đạt đến 155%. Thời gian vừa qua, ông Hà Thân, Giám đốc Công ty Cổ phần Tin học Lạc Việt cho biết, công ty đã nhận thêm lời đề nghị từ nhiều nhà đầu tư khác.Một trong những yếu tố làm nên thành công bước đầu của Lạc Việt, giúp họ thu hút đầu tư từ bên ngoài là quản trị doanh nghiệp mà trong đó, vấn đề cổ đông được doanh nghiệp này thực hiện khá bài bản.
Ông Hà Thân cho biết, để thu hút cổ đông mới từ bên ngoài, doanh nghiệp phải đảm bảo tốt việc quan hệ với cổ đông hiện hữu trước, mà đơn cử là trong hoạt động mua bán cổ phần. Đây chính là cách để doanh nghiệp tạo hình ảnh tốt nhất trong mắt nhà đầu tư. Lạc Việt có 300 nhân viên, trong đó 50% số nhân viên được sở hữu cổ phần của công ty (dưới hình thức mua ưu đãi hoặc thưởng cổ phần), có quyền, nghĩa vụ, lợi ích ngang nhau (như quyền biểu quyết hoặc được trả cổ tức). Hình thức này giúp nhân viên gắn bó chặt chẽ hơn với hoạt động của công ty. Trong quan hệ với Mekong Capital, Lạc Việt luôn tiếp nhận những ý kiến đóng góp từ Quỹ này và thực hiện minh bạch hóa hoạt động tài chính thường kỳ cho Quỹ.
Thời gian tới, quan hệ với cổ đông hiện hữu của Lạc Việt vẫn tuân theo nguyên tắc: bất kỳ cổ phần hay chứng khoán nào do công ty mới phát hành đều được chào bán cho tất cả cổ đông hiện tại một cách công bằng và với những điều khoản giống nhau. Từ đây, cũng có thể rút ra một kinh nghiệm, không nên phát hành cổ phần mới cho một nhóm cổ đông hiện tại hoặc nhóm nhà đầu tư mới với giá thấp hơn giá thị trường. Vì điều này gây ảnh hưởng xấu đến đơn giá cổ phần của các cổ đông hiện tại không tham gia mua cổ phần mới (trong khi các cổ đông hiện tại đang có sức ảnh hưởng lớn đến doanh nghiệp).
Bên cạnh đó, trong Đại hội cổ đông thường niên, Lạc Việt tuân thủ chặt chẽ quy tắc bỏ phiếu theo đại đa số cổ đông trong những vấn đề liên quan đến quản lý. Nguyên tắc đại đa số mà Lạc Việt và nhiều doanh nghiệp áp dụng thường yêu cầu đến 80% số phiếu chấp thuận của cổ đông cho 5 vấn đề chủ yếu như:
1) quyết định loại cổ phiếu mới sẽ được phát hành;
2) quyết định tổ chức, tái cấu trúc công ty;
3) quyết định bổ sung hoặc sửa đổi điều lệ công ty;
4) quyết định phê chuẩn hoặc không phê chuẩn một hay nhiều giao dịch có liên quan với nhau về mua bán, chuyển giao, chuyển nhượng/bán tài sản, các quyền lợi theo hợp đồng, các khoản phải thu hoặc tài sản khác của công ty có giá trị bằng hoặc lớn hơn 50% tổng giá trị tài sản công ty;
5) quyết định phê chuẩn hoặc không phê chuẩn bất kỳ giao dịch với các bên liên quan nào nếu không được điều lệ công ty cho phép.Trong khi củng cố hệ thống nguyên tắc về quyền cho cổ đông hiện hữu, Lạc Việt còn chuẩn bị kế hoạch tiếp cận với nhà đầu tư mới (được công ty xem là cổ đông chiến lược trong tương lai) thông qua 3 yếu tố: minh bạch hóa sổ sách tài chính, chứng minh chiến lược tốt và công khai điều lệ công ty.
Dược Hậu Giang và 8 tiêu chí chọn cổ đông chiến lược
Dược Hậu Giang có quá trình hình thành và phát triển hơn 30 năm với nhiệm vụ chủ yếu là sản xuất, kinh doanh dược phẩm, xuất nhập khẩu trực tiếp thuốc và các nguyên liệu sản xuất thuốc, trang thiết bị y tế. Niêm yết vào cuối năm 2006, hiện nay Dược Hậu Giang sở hữu cả cổ đông trong và ngoài nước. Cổ đông trong nước gồm 7 tổ chức (chiếm 52,07% tỉ lệ sở hữu cổ phần), 713 cá nhân (chiếm 25,03%) và cổ đông nước ngoài gồm 13 tổ chức (chiếm 20,96%), 23 cá nhân (chiếm 1,94%). Với số lượng cổ đông lớn như vậy, Dược Hậu Giang đã thực hiện quy chế quan hệ cổ đông như thế nào?
Để đảm bảo mối quan hệ tốt với cổ đông hiện hữu, trong những đợt phát hành cổ phiếu mới, Dược Hậu Giang luôn chủ trương ưu tiên cho cổ đông hiện hữu mua một phần cổ phiếu mới được chào bán, tương ứng số cổ phần mà họ sở hữu với giá ưu đãi. Bên cạnh đó, trong việc biểu quyết và trả cổ tức, Dược Hậu Giang thường căn cứ chặt chẽ vào kết quả hoạt động kinh doanh hàng năm, sau đó, hội đồng quản trị trình đại hội đồng cổ đông quyết định tỉ lệ trả cổ tức.
Với đòi hỏi của một công ty đã lên sàn, Dược Hậu Giang còn tổ chức bộ phận chuyên thực hiện quy trình công bố thông tin theo quy định của pháp luật và điều lệ của công ty. Do đó, các báo cáo tài chính đã được kiểm toán, kế hoạch kinh doanh, phương án phát hành cổ phiếu của công ty luôn được thông tin nhanh và chính xác nhất đến cổ đông thông qua Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, Trung tâm Giao dịch Chứng khoán TP.HCM, website công ty và các phương tiện thông tin đại chúng.Hiện nay, Hội đồng quản trị Dược Hậu Giang cũng đang tiến hành lựa chọn nhà đầu tư chiến lược cho đợt phát hành cổ phiếu tăng vốn sắp tới. Việc lựa chọn nhà đầu tư chiến lược này do hội đồng quản trị Dược Hậu Giang quyết định, dựa trên các tiêu chí do công ty xây dựng nên:
1) ưu tiên chonhà đầu tư không phải là cổ đông hiện hữu;
2) ưu tiên cho nhà đầu tư chưa tham gia đầu tư cổ phiếu vào các doanh nghiệp dược trong nước;
3) có kinh nghiệm trong ngành dược phẩm;
4) có khả năng hỗ trợ công ty mở rộng thị trường phân phối dược phẩm trong và ngoài nước, phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh và nâng cao công nghệ; tư vấn định hướng chiến lược cho Dược Hậu Giang trong ngắn hạn và dài hạn;
5) tư vấn quản trị và điều hành;
6) tư vấn quản trị tài chính, đầu tư tài chính;
7) tư vấn cơ hội, dự án đầu tư mới;
8) cam kết nắm giữ số cổ phần đã mua trong 3 năm.
Đặc biệt, với một công ty đã lên sàn, tình trạng xung đột giữa các cổ đông không thể tránh khỏi. Dược Hậu Giang cho biết, dù chưa từng gặp trường hợp này nhưng công ty luôn trong tình thế sẵn sàng ứng phó, sẽ căn cứ vào điều lệ công ty và quy định của pháp luật để giải quyết trên cơ sở chính là bảo vệ quyền, lợi ích của cổ đông thiểu số.
Quản trị doanh nghiệp mà trong đó là vấn đề cổ đông đang trở thành mối quan tâm hàng đầu cho doanh nghiệp Việt Nam trong giai đoạn xã hội hóa, phát triển lên tầm cao mới. Nếu Lạc Việt, Dược Hậu Giang hay nhiều công ty đã, đang phát triển từ mô hình công ty nhỏ, vừa với kỹ năng quản trị doanh nghiệp tốt thì không có lý do gì để một doanh nghiệp trong vận hội mới bỏ qua cơ chế rất quan trọng này.
QUOTE:
Phần lớn nhà đầu tư sẵn lòng trả thêm một khoản phụ trội trên cổ phần của những công ty có các thông lệ quản trị doanh nghiệp tốt, vì rủi ro ở các công ty này thấp hơn rất nhiều.
Bên cạnh đó, trong Đại hội cổ đông thường niên, Lạc Việt tuân thủ chặt chẽ quy tắc bỏ phiếu theo đại đa số cổ đông trong những vấn đề liên quan đến quản lý. Nguyên tắc đại đa số mà Lạc Việt và nhiều doanh nghiệp áp dụng thường yêu cầu đến 80% số phiếu chấp thuận của cổ đông cho 5 vấn đề chủ yếu như:
1) quyết định loại cổ phiếu mới sẽ được phát hành;
2) quyết định tổ chức, tái cấu trúc công ty;
3) quyết định bổ sung hoặc sửa đổi điều lệ công ty;
4) quyết định phê chuẩn hoặc không phê chuẩn một hay nhiều giao dịch có liên quan với nhau về mua bán, chuyển giao, chuyển nhượng/bán tài sản, các quyền lợi theo hợp đồng, các khoản phải thu hoặc tài sản khác của công ty có giá trị bằng hoặc lớn hơn 50% tổng giá trị tài sản công ty;
5) quyết định phê chuẩn hoặc không phê chuẩn bất kỳ giao dịch với các bên liên quan nào nếu không được điều lệ công ty cho phép.Trong khi củng cố hệ thống nguyên tắc về quyền cho cổ đông hiện hữu, Lạc Việt còn chuẩn bị kế hoạch tiếp cận với nhà đầu tư mới (được công ty xem là cổ đông chiến lược trong tương lai) thông qua 3 yếu tố: minh bạch hóa sổ sách tài chính, chứng minh chiến lược tốt và công khai điều lệ công ty.
Để chuẩn bị tốt nhất những yếu tố này, từ năm 2003, khi Mekong Capital đầu tư vào, Lạc Việt đã thuê Công ty Kiểm toán KPMG thực hiện kiểm toán theo tiêu chuẩn quốc tế. Về chiến lược kinh doanh, công ty đã đề ra bảng chi tiêu cân đối vững chắc và hoạch định 4 nguồn lực quan trọng của công ty là nhân lực, tổ chức, quy trình, công nghệ. Trong điều lệ công ty, Lạc Việt nhấn mạnh đến những điều khoản về bí mật công nghệ, sở hữu trí tuệ, bản quyền. Thông qua điều khoản này, nhà đầu tư sẽ hiểu rõ và an tâm về tiêu chuẩn hoạt động của doanh nghiệp cũng như nghĩa vụ của mình khi quyết định đầu tư vào công ty. Đây cũng là 3 yếu tố quan trọng mà một tổ chức đầu tư thường quan tâm khi có ý định trở thành cổ đông chiến lược của công ty. Ngoài ra, việc chào bán cổ phần mới cho tất cả cổ đông hiện tại cùng với các điều khoản trước khi chào bán cho nhà đầu tư bên ngoài cũng được xem là một thông lệ tốt về quản trị doanh nghiệp.
Dược Hậu Giang và 8 tiêu chí chọn cổ đông chiến lược
Dược Hậu Giang có quá trình hình thành và phát triển hơn 30 năm với nhiệm vụ chủ yếu là sản xuất, kinh doanh dược phẩm, xuất nhập khẩu trực tiếp thuốc và các nguyên liệu sản xuất thuốc, trang thiết bị y tế. Niêm yết vào cuối năm 2006, hiện nay Dược Hậu Giang sở hữu cả cổ đông trong và ngoài nước. Cổ đông trong nước gồm 7 tổ chức (chiếm 52,07% tỉ lệ sở hữu cổ phần), 713 cá nhân (chiếm 25,03%) và cổ đông nước ngoài gồm 13 tổ chức (chiếm 20,96%), 23 cá nhân (chiếm 1,94%). Với số lượng cổ đông lớn như vậy, Dược Hậu Giang đã thực hiện quy chế quan hệ cổ đông như thế nào?
Để đảm bảo mối quan hệ tốt với cổ đông hiện hữu, trong những đợt phát hành cổ phiếu mới, Dược Hậu Giang luôn chủ trương ưu tiên cho cổ đông hiện hữu mua một phần cổ phiếu mới được chào bán, tương ứng số cổ phần mà họ sở hữu với giá ưu đãi. Bên cạnh đó, trong việc biểu quyết và trả cổ tức, Dược Hậu Giang thường căn cứ chặt chẽ vào kết quả hoạt động kinh doanh hàng năm, sau đó, hội đồng quản trị trình đại hội đồng cổ đông quyết định tỉ lệ trả cổ tức.
Với đòi hỏi của một công ty đã lên sàn, Dược Hậu Giang còn tổ chức bộ phận chuyên thực hiện quy trình công bố thông tin theo quy định của pháp luật và điều lệ của công ty. Do đó, các báo cáo tài chính đã được kiểm toán, kế hoạch kinh doanh, phương án phát hành cổ phiếu của công ty luôn được thông tin nhanh và chính xác nhất đến cổ đông thông qua Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, Trung tâm Giao dịch Chứng khoán TP.HCM, website công ty và các phương tiện thông tin đại chúng.Hiện nay, Hội đồng quản trị Dược Hậu Giang cũng đang tiến hành lựa chọn nhà đầu tư chiến lược cho đợt phát hành cổ phiếu tăng vốn sắp tới. Việc lựa chọn nhà đầu tư chiến lược này do hội đồng quản trị Dược Hậu Giang quyết định, dựa trên các tiêu chí do công ty xây dựng nên:
1) ưu tiên chonhà đầu tư không phải là cổ đông hiện hữu;
2) ưu tiên cho nhà đầu tư chưa tham gia đầu tư cổ phiếu vào các doanh nghiệp dược trong nước;
3) có kinh nghiệm trong ngành dược phẩm;
4) có khả năng hỗ trợ công ty mở rộng thị trường phân phối dược phẩm trong và ngoài nước, phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh và nâng cao công nghệ; tư vấn định hướng chiến lược cho Dược Hậu Giang trong ngắn hạn và dài hạn;
5) tư vấn quản trị và điều hành;
6) tư vấn quản trị tài chính, đầu tư tài chính;
7) tư vấn cơ hội, dự án đầu tư mới;
8) cam kết nắm giữ số cổ phần đã mua trong 3 năm.
Đặc biệt, với một công ty đã lên sàn, tình trạng xung đột giữa các cổ đông không thể tránh khỏi. Dược Hậu Giang cho biết, dù chưa từng gặp trường hợp này nhưng công ty luôn trong tình thế sẵn sàng ứng phó, sẽ căn cứ vào điều lệ công ty và quy định của pháp luật để giải quyết trên cơ sở chính là bảo vệ quyền, lợi ích của cổ đông thiểu số.
Quản trị doanh nghiệp mà trong đó là vấn đề cổ đông đang trở thành mối quan tâm hàng đầu cho doanh nghiệp Việt Nam trong giai đoạn xã hội hóa, phát triển lên tầm cao mới. Nếu Lạc Việt, Dược Hậu Giang hay nhiều công ty đã, đang phát triển từ mô hình công ty nhỏ, vừa với kỹ năng quản trị doanh nghiệp tốt thì không có lý do gì để một doanh nghiệp trong vận hội mới bỏ qua cơ chế rất quan trọng này.
QUOTE:
Phần lớn nhà đầu tư sẵn lòng trả thêm một khoản phụ trội trên cổ phần của những công ty có các thông lệ quản trị doanh nghiệp tốt, vì rủi ro ở các công ty này thấp hơn rất nhiều.
Nhip Cau Dau Tu
No comments:
Post a Comment