30 năm trước, Intel đã cho ra mắt một bộ vi xử lý làm thay đổi lịch sử ngành công nghệ máy tính, chip 8086.
Intel 8086 có lẽ là bộ vi xử lý nổi tiếng nhất, quan trọng nhất không chỉ trong lịch sử của công nghệ chế tạo vi xử lý mà còn trong cả ngành công nghiệp công nghệ thông tin.
Cái tên 8086 có lẽ hơi xa lạ với những người không am hiểu kỹ thuật, nhưng nó là tiền thân của dòng chip điều hành rất thân thuộc x86: 80286, 80386 và 80486 mà nhiều người Việt Nam vẫn quen gọi là 286, 386 hay 486.
Intel 8086 là chuẩn thiết kế chung cho các bộ vi xử lý đi sau nó, từ AMD, Nec, Oteron đến Athlon, Pentium, Celeron hay bộ vi xử lý lõi kép Core 2 dure hiện nay.
Một minh họa rõ nhất cho sức mạnh của 8086 là, bất cứ một chương trình hợp ngữ nào viết cho 8086 đề có thể xử lý, mà không cần thay đổi gì, trên bộ vi xử lý nhanh nhất hiện nay của Intel là Core 2 Extreme CPU. Máy vi tính dù sử dụng hệ điều hành Window, Mac, hay Linux cũng đều chạy book vi xử lý dựa trên nền tảng công nghệ của x86.
Mặc dù vậy sự ra đời và thành công của Intel 8086 mang nhiều yếu tố may mắn hơn là một sản phẩm được hoạch định chiến lược. Chính cha đẻ của Intel 8086 là kỹ sư Stephen Morse cũng phải thừa nhận nếu không có may mắn rất có thể bây giờ chẳng ai biết được 8086 là gì.
Dự án lấp chỗ trống
Bắt đầu phát triển vào tháng 5 năm 1976, dự án chip 8086 chỉ là một dự án lấp chỗ trống cho dự án chiến lực của Intel là 8800. Vào thời điểm đó, 8800 là một dự án rất nhiều tham vọng. Trong một kỷ nguyên mà đa phần các chip máy tính đều sử dụng công nghệ 8 bit thì tham vọng của 8800 là xây dựng một vi xử lý 32 bit cùng với khả năng xử lý đa nhiệm và khả năng quản lý bộ nhớ tối ưu.
Nhưng dự án 8800 đã gặp phải khó khăn. Intel đã phải trì hoãn liên tục bởi những yếu tố về kỹ thuật. Công nghệ chip vào thời điểm đó không cho phép biến những yêu cầu cao và phức tạp thành hiện thực. Không những thế, trong thời điểm khó khăn Intel còn bị bám đuổi rất sát từ đối thủ Zilog. Với chip xử lý Z80 CPU, Zilog đã nhanh chóng có được phần lớn thị phần dòng máy tính bậc trung. Sự thành công của Z80 khiến Intel phải có được một sản phẩm tương tự để cạnh tranh nếu không muốn miếng bánh thị phần bị đối thủ "gặm" hết.
8800, nếu thành hiện thực, là vũ khí lý tưởng để Intel có thể lấy lại vị thế của mình. Tuy nhiên thời gian để hoàn thành dự án này dường như quá dài, và nó khiến Intel không dám mạo hiểm. Một dự án thay thế là cần thiết và đó chính là lý do để 8086 có có hội xuất hiện.
Người kỹ sư không chuyên
Mặc dù mang trên vai trọng trách khá lớn, nhưng Intel không có vẻ gì mặn mà lắm với dự án 8086. Họ chỉ định một kỹ sư duy nhất và lại không chuyên về kiến trúc phần cứng để đảm nhiệm, đó là kỹ sư Stephen Morse, một chuyên gia về... phần mềm.
Ngày đó khái niệm về những bước đi tiếp theo của 8086 còn khá mơ hồ. Ông Stephen Morse hồi tưởng lại "Nếu ban điều hành Intel thấy được sự thành công của 8086 sau đó và cho đến tận hôm nay, có lẽ họ sẽ không đời nào giao công việc khó khăn đó cho tôi hay ít nhất một người duy nhất nào đó".
Việc bổ nhiệm một kỹ sư phần mềm thiết kế cho một sản phẩm phần cứng cũng là việc chưa từng có trong lịch sử Intel, bởi trước đó, các thiết kế CPU là miền đất hứa cho các kỹ sư phần cứng. Có lẽ chính Intel cũng không thể hình dung được họ đã có một quyết định sáng suốt như thế nào.
"Đó là lần đầu tiên chúng tôi nhìn việc phát triển bộ vi xử lý từ khía cạnh của những người làm phần mềm. Câu hỏi không phải là chúng ta có thể phát triển phần cứng đến mức nào, mà là mức độ ứng dụng của nó cho các phần mềm đến đâu. Chính hướng tiếp cận vào phần mềm này là một cuộc cách mạng", ông Morse nói.
Chính những thờ ơ của Intel với 8086 vô tình đã tạo điều kiện cho nó thành công. Ông Morse cho biết ông làm việc mà không hề có áp lực, tự do triển khai những ý tưởng của mình.
"Không ai mong đợi thiết kế của 8086 sẽ tồn tại lâu dài. Tôi làm việc mà không hề có một rào cản nào ngáng chân. Tôi tự do làm những điều mình muốn", ông nói.
Thành công
Cho đến thời điểm ra mắt thị trường vào mùa hè năm 1978, 8086 vẫn không nhận được sự chú ý nhiều. Sự kiện lớn nhất mà nó làm được đó là được sử dụng trong máy tính của cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ, NASA. Cơ quan này đã sử dụng 8086 để điều khiển và tính toán sức đẩy trong các tên lửa của họ.
Gần một năm sau, tháng 3/1979, Morse rời Intel. Vài tuần sau đó Intel cho phát triển dự án 8080, dự án được xem như là sự đổi tên cho 8086 bởi về cơ bản, chip xử lý của hai dự án này là giống nhau. Mặc dù vậy, Intel 8086 hay 8080 cũng chưa có dấu hiệu nào sẽ thành công và có khả năng chiếm lĩnh được thị trường vi xử lý.
Chỉ hai năm sau mới diễn ra sự kiện đổi đời dòng chíp máy tính này. IBM, một tên tuổi lớn trong làng công nghệ thời đó, phát triển dự án sản xuất máy tính cá nhân 5150. Đây là tên gọi của một mẫu máy vi tính, trong đó các bộ phận được lắp ráp từ những thiết bị với ưu tiên lớn nhất là về giá thành, và mức độ phổ biến trên thị trường. Sau này, 5150 trở thành mẫu máy vi tính đứng thứ 6 trong số 25 chiếc máy tính vĩ đại nhất của ngành công nghệ.
Vào thời điểm đó, chiếc máy 5150 của IBM cần một bộ vi xử lý cho nó. Số những "ứng cử viên" để IBM lựa chọn là rất nhiều, bởi trong bối cảnh đó chưa có tên tuổi nào lớn trong thị trường vi xử lý. Sau nhiều cân nhắc, IBM "chốt" lại 3 ứng viên: Motorola 6800, Intel 8086 và, Intel 8080. Tiếp đến Motorola bị loại do IBM quen thuộc hơn với những xử lý của Intel. Cuối cùng Intel 8080 được chọn vì lý do giá thành.
Ngày 12/8/1981, 5150, chiếc máy tính cá nhân đầu tiên ra đời, đưa lịch sử loài người sang một kỷ nguyên mới, kỷ nguyên công nghệ thông tin. Được chống lưng bởi một tên tuổi lớn trong lĩnh vực điện toán, 5150 nhanh chóng trở thành chiếc máy tính cá nhân phổ biến nhất toàn cầu thời bấy giờ. Cũng trong năm đó, IBM được tạp chí Time bình chọn là Nhân vật của năm (Man of the year).
Sự thăng hoa của IBM đã kéo theo sự thành công của Intel, hãng sản xuất chíp máy tính này liên tục cho ra đời các thế hệ sau 8086 là 80286, 80386, 80486 và đạt được rất nhiều thắng lợi. Những bước tiến liên tiếp đó đã đưa tên tuổi Intel từ một công ty sản xuất chip bán dẫn nhỏ thành người dẫn đầu trong lĩnh vực sản xuất chip máy tính ngày nay (Intel chiếm 78,8% thị phần chíp máy tính trong năm 2007).
Đã 30 năm trôi qua kể từ ngày chip 8086 ra đời. Ngày nay, Core 2 Extreme có thể xử lý với tốc độ nhanh hơn 18.000 lần so với ông tổ 8086 của nó. Tuy nhiên, những đóng góp của 8086 và dòng chip x86 đối với ngành sản xuất vi xử lý sẽ mãi mãi được lịch sử ghi nhận.
Intel 8086 có lẽ là bộ vi xử lý nổi tiếng nhất, quan trọng nhất không chỉ trong lịch sử của công nghệ chế tạo vi xử lý mà còn trong cả ngành công nghiệp công nghệ thông tin.
Mặc dù vậy sự ra đời và thành công của Intel 8086 mang nhiều yếu tố may mắn hơn là một sản phẩm được hoạch định chiến lược. Chính cha đẻ của Intel 8086 là kỹ sư Stephen Morse cũng phải thừa nhận nếu không có may mắn rất có thể bây giờ chẳng ai biết được 8086 là gì.
Dự án lấp chỗ trống
Bắt đầu phát triển vào tháng 5 năm 1976, dự án chip 8086 chỉ là một dự án lấp chỗ trống cho dự án chiến lực của Intel là 8800. Vào thời điểm đó, 8800 là một dự án rất nhiều tham vọng. Trong một kỷ nguyên mà đa phần các chip máy tính đều sử dụng công nghệ 8 bit thì tham vọng của 8800 là xây dựng một vi xử lý 32 bit cùng với khả năng xử lý đa nhiệm và khả năng quản lý bộ nhớ tối ưu.
Nhưng dự án 8800 đã gặp phải khó khăn. Intel đã phải trì hoãn liên tục bởi những yếu tố về kỹ thuật. Công nghệ chip vào thời điểm đó không cho phép biến những yêu cầu cao và phức tạp thành hiện thực. Không những thế, trong thời điểm khó khăn Intel còn bị bám đuổi rất sát từ đối thủ Zilog. Với chip xử lý Z80 CPU, Zilog đã nhanh chóng có được phần lớn thị phần dòng máy tính bậc trung. Sự thành công của Z80 khiến Intel phải có được một sản phẩm tương tự để cạnh tranh nếu không muốn miếng bánh thị phần bị đối thủ "gặm" hết.
8800, nếu thành hiện thực, là vũ khí lý tưởng để Intel có thể lấy lại vị thế của mình. Tuy nhiên thời gian để hoàn thành dự án này dường như quá dài, và nó khiến Intel không dám mạo hiểm. Một dự án thay thế là cần thiết và đó chính là lý do để 8086 có có hội xuất hiện.
Người kỹ sư không chuyên
Mặc dù mang trên vai trọng trách khá lớn, nhưng Intel không có vẻ gì mặn mà lắm với dự án 8086. Họ chỉ định một kỹ sư duy nhất và lại không chuyên về kiến trúc phần cứng để đảm nhiệm, đó là kỹ sư Stephen Morse, một chuyên gia về... phần mềm.
Ngày đó khái niệm về những bước đi tiếp theo của 8086 còn khá mơ hồ. Ông Stephen Morse hồi tưởng lại "Nếu ban điều hành Intel thấy được sự thành công của 8086 sau đó và cho đến tận hôm nay, có lẽ họ sẽ không đời nào giao công việc khó khăn đó cho tôi hay ít nhất một người duy nhất nào đó".
Việc bổ nhiệm một kỹ sư phần mềm thiết kế cho một sản phẩm phần cứng cũng là việc chưa từng có trong lịch sử Intel, bởi trước đó, các thiết kế CPU là miền đất hứa cho các kỹ sư phần cứng. Có lẽ chính Intel cũng không thể hình dung được họ đã có một quyết định sáng suốt như thế nào.
"Đó là lần đầu tiên chúng tôi nhìn việc phát triển bộ vi xử lý từ khía cạnh của những người làm phần mềm. Câu hỏi không phải là chúng ta có thể phát triển phần cứng đến mức nào, mà là mức độ ứng dụng của nó cho các phần mềm đến đâu. Chính hướng tiếp cận vào phần mềm này là một cuộc cách mạng", ông Morse nói.
Chính những thờ ơ của Intel với 8086 vô tình đã tạo điều kiện cho nó thành công. Ông Morse cho biết ông làm việc mà không hề có áp lực, tự do triển khai những ý tưởng của mình.
"Không ai mong đợi thiết kế của 8086 sẽ tồn tại lâu dài. Tôi làm việc mà không hề có một rào cản nào ngáng chân. Tôi tự do làm những điều mình muốn", ông nói.
Thành công
Cho đến thời điểm ra mắt thị trường vào mùa hè năm 1978, 8086 vẫn không nhận được sự chú ý nhiều. Sự kiện lớn nhất mà nó làm được đó là được sử dụng trong máy tính của cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ, NASA. Cơ quan này đã sử dụng 8086 để điều khiển và tính toán sức đẩy trong các tên lửa của họ.
Gần một năm sau, tháng 3/1979, Morse rời Intel. Vài tuần sau đó Intel cho phát triển dự án 8080, dự án được xem như là sự đổi tên cho 8086 bởi về cơ bản, chip xử lý của hai dự án này là giống nhau. Mặc dù vậy, Intel 8086 hay 8080 cũng chưa có dấu hiệu nào sẽ thành công và có khả năng chiếm lĩnh được thị trường vi xử lý.
Chỉ hai năm sau mới diễn ra sự kiện đổi đời dòng chíp máy tính này. IBM, một tên tuổi lớn trong làng công nghệ thời đó, phát triển dự án sản xuất máy tính cá nhân 5150. Đây là tên gọi của một mẫu máy vi tính, trong đó các bộ phận được lắp ráp từ những thiết bị với ưu tiên lớn nhất là về giá thành, và mức độ phổ biến trên thị trường. Sau này, 5150 trở thành mẫu máy vi tính đứng thứ 6 trong số 25 chiếc máy tính vĩ đại nhất của ngành công nghệ.
Vào thời điểm đó, chiếc máy 5150 của IBM cần một bộ vi xử lý cho nó. Số những "ứng cử viên" để IBM lựa chọn là rất nhiều, bởi trong bối cảnh đó chưa có tên tuổi nào lớn trong thị trường vi xử lý. Sau nhiều cân nhắc, IBM "chốt" lại 3 ứng viên: Motorola 6800, Intel 8086 và, Intel 8080. Tiếp đến Motorola bị loại do IBM quen thuộc hơn với những xử lý của Intel. Cuối cùng Intel 8080 được chọn vì lý do giá thành.
Ngày 12/8/1981, 5150, chiếc máy tính cá nhân đầu tiên ra đời, đưa lịch sử loài người sang một kỷ nguyên mới, kỷ nguyên công nghệ thông tin. Được chống lưng bởi một tên tuổi lớn trong lĩnh vực điện toán, 5150 nhanh chóng trở thành chiếc máy tính cá nhân phổ biến nhất toàn cầu thời bấy giờ. Cũng trong năm đó, IBM được tạp chí Time bình chọn là Nhân vật của năm (Man of the year).
Sự thăng hoa của IBM đã kéo theo sự thành công của Intel, hãng sản xuất chíp máy tính này liên tục cho ra đời các thế hệ sau 8086 là 80286, 80386, 80486 và đạt được rất nhiều thắng lợi. Những bước tiến liên tiếp đó đã đưa tên tuổi Intel từ một công ty sản xuất chip bán dẫn nhỏ thành người dẫn đầu trong lĩnh vực sản xuất chip máy tính ngày nay (Intel chiếm 78,8% thị phần chíp máy tính trong năm 2007).
Đã 30 năm trôi qua kể từ ngày chip 8086 ra đời. Ngày nay, Core 2 Extreme có thể xử lý với tốc độ nhanh hơn 18.000 lần so với ông tổ 8086 của nó. Tuy nhiên, những đóng góp của 8086 và dòng chip x86 đối với ngành sản xuất vi xử lý sẽ mãi mãi được lịch sử ghi nhận.
No comments:
Post a Comment