Monday, May 26, 2008

Tư duy xanh trong thời khủng hoảng

Vào thời điểm khó khăn này, những ý tưởng về Thông điệp trái đất là những cơ hội lớn nhất để tư duy một cách khác đi. Chúng gắn liền với những chiến lược tồn tại trong suy thoái. Chúng có thể khơi nguồn sáng tạo.


Nhận thức xanh. Một bài báo gần đây đã minh hoạ ý trong này bằng chuyện một gia đình tái chế nước sinh hoạt, nhờ đó cảm thấy tự hào khi cắt giảm được hoá đơn tiền nước. Điều làm tôi ấn tượng nhất là những nỗ lực gian nan của họ - những thùng rỗng lấy nước từ vòi hoa sen để tái sử dụng cho việc rửa bát đĩa tốn không ít thời gian, khó khăn không kém việc những người dân ở một ngôi làng Ấn Độ mà tôi có dịp ghé thăm, hàng ngày mang những chiếc thùng đi ra đi vào làng để lấy nước sạch.

Còn về vấn đề điện, nhiên liệu, chất lượng không khí thì sao? Chúng ta cần kết hợp các hệ thống, các công cụ và các phương tiện dễ sử dụng có thể áp dụng và duy trì mà không tốn quá nhiều công sức. Đâu là những hệ thống thông minh kết hợp được các tiện ích và giúp mọi người quản lý và đưa ra được những lựa chọn chiến lược? Chúng ta cần hệ thống hoá các công cụ làm việc trong các toà nhà văn phòng cũng như tại các hộ gia đình.

Tự cung. Trong khủng hoảng, việc tiêu dùng cho những nhu cầu hiển nhiên giảm dần và thay vào đó là việc tự cung, "tự mình làm". Một hiện tượng tương tự cũng xảy ra trong các công ty khi họ thay thế những chức năng trước đó thường nhờ "bên ngoài" bằng nội lực "bên trong".

Có những công cụ cho phép mọi người tự làm nhiều việc để thay đổi thói quen. Thuốc nhuộm tóc và máy pha cà phê thay thế cho các dịch vụ đắt tiền; những sản phẩm khác giúp tận dụng các sản phẩm hiện thời. Những sản phẩm và dịch vụ tạo ra năng lực chứ không phải tạo ra sự phụ thuộc sẽ là những sản phẩm được thúc đẩy trong suốt và sau suy thoái.


Những hoạt động lành mạnh. Đây là một khu vực rộng lớn; các sản phẩm khuyến khích sức khoẻ và có đinh hướng phòng ngừa bệnh đã có sẵn. Nhưng tôi không ám chỉ đến các loại sản phẩm vitamin hay thuốc. Hãy đề cập đến các hoạt động tự nâng cao sức khoẻ.

Hãy thử tưởng tượng đến những sự hợp tác mới. Bạn nghĩ gì về việc hợp tác giữa Nike hoặc Reebok và công ty bảo hiểm sức khoẻ để bán giầy chạy tại phòng khám của bác sĩ và gian hàng bán đồ tại bệnh viện? Hay với việc Home Depot bán cuốc và mai để mọi người có thể tập thể dục trong khi làm vườn thì sao?

Sống trong cộng đồng. Phải, điều đó nghe vẫn có vẻ cấp tiến. Nhưng hãy xem xét các khả năng có thể, đặc biệt là những khả năng dành cho một bộ phận dân số già. Thay vì chăm sóc những người lớn tuổi già yếu tại các nhà dưỡng lão, tại sao lại không thể làm cho những người không có họ hàng với nhau cùng sống trong những khu cư trú được xây dựng dành cho những gia đình đơn lẻ?

Conchy Bretos, một nhà hoạt động người Miami, đã đưa ý tưởng hỗ trợ sống trong các dự án nhà ở và trở thành một doanh nghiệp giành giải thưởng. Đưa khái niệm này thành "dịch vụ chia sẻ", và nó nghe có vẻ thành xu hướng hơn.

Máy tính và công nghệ kĩ thuật giúp cho một vài tổ chức nhỏ có thể cùng thuê chung một dịch vụ văn phòng cùng sử dụng Internet. Nếu chúng ta có thể chia sẻ mọi thứ trên mạng thì tại sao lại không thể thực hiện điều đó trong cuộc sống thực?

Để tiết kiệm tiền, cứu lấy hành tinh này và chính bản thân chúng ta, chúng ta cần không phải chỉ là một danh mục mà là những ý tưởng sáng tạo để thực hiện. Chúng ta có thể có được sự sáng tạo đó khi chúng ta có lý thuyết về sự thay đổi - tại sao nền văn hoá đang thay đổi và như thế nào.

Tác giả Rosabeth Moss Kanter/
- Harvard Business Publishing

No comments:

Post a Comment