VIC.BRAND - Thương hiệu là tài sản vô giá của doanh nghiệp. Trong lĩnh vực giáo dục đại học cũng vậy, các “thương hiệu” đại học nổi tiếng như: Oxford, Harvard, Cambridge, MIT,...… đã tạo ra biết bao thế hệ nhân tài khoa học, cũng như các nhà lãnh đạo của thế giới. Còn ở Việt Nam thì sao? Thương hiệu đại học xây dựng có khó không?
Trường Đại học RMIT Việt Nam (Australia) là ĐH có 100% vốn nước ngoài lần đầu tiên ở Việt Nam. RMIT Việt Nam là một cơ sở đại học của Học viện Hoàng gia Melbourne, đã đầu tư 37 triệu USD vào xây dựng trường lớp với sức chứa khoảng 3.000 SV và nhân viên (bao gồm: trung tâm giảng dạy, nơi thực tập CNTT, nhà hát, thư viện, phòng y tế hiện đại, trung tâm mua sắm,...). Và tất nhiên, RMIT Việt Nam luôn là chỗ “mơ ước” cho sinh viên Việt Nam. Như vậy, nếu ta nói về tài chính: Với số tiền 37 triệu USD (tương đương cỡ 600 tỉ VNĐ) thì không quá lớn đối với Việt Nam để có một trường “quốc tế”.
Đối với các trường ĐH lớn và đa ngành như: Cambridge (Anh), Havard (Mỹ), Tokyo (Nhật), Leiden (đại học chuyên về Luật của Hà Lan – nơi mà cố Thủ tướng Anh Winston Churchil và cựu Tổng thống Nam Phi Nelson Mandela từng học tập),... thương hiệu và uy tín của họ có lúc lại “nhờ” chiêu dụ các SV xuất sắc, con cháu những gia đình quí tộc và giàu có của thế giới vào học.
Tất nhiên, mức học phí cao “ngất” và phải qua những sát hạch đầu vào chặt chẽ và khắc nghiệt. Việc tiếp thị và quảng cáo đối với những trường này vô cùng quan trọng, dù đã nổi tiếng nhiều, nhưng việc tiếp thị hình ảnh bao giờ cũng được quan tâm hàng đầu.
Ví dụ: Mời các nhà chính trị, các nguyên thủ quốc gia đến phát biểu và giao lưu với SV, trao bằng tiến sĩ danh dự cho các nhân vật nổi tiếng (dĩ nhiên sẽ được ăn theo), tặng học bổng cho các thần đồng để thu hút nhân tài,… Tất nhiên, nhiều khi họ cũng dựa vào uy tín của chất lượng đào tạo tốt và có truyền thống lâu đời. Hoặc như ĐH Bắc Kinh và ĐH Thanh Hoa (Trung Quốc), để mau chóng có thương hiệu quốc tế, chính phủ Trung Quốc đã đầu tư hàng trăm triệu USD để nâng cấp và tăng cường chất lượng đào tạo, nâng lên tầm vóc quốc tế.
Một hình thức khá phổ biến hiện nay là sự liên kết đào tạo tại Việt Nam của nhiều trường ĐH (không nổi tiếng) nước ngoài. Những trường ĐH quốc tế này đã nhanh chân bằng cách hợp tác đào tạo với những trường ĐH có số lượng SV cao. Điều này rất có lợi cho họ vì: Không cần phải đầu tư nhiều vào cơ sở vật chất, có ngay số lượng học sinh tương đối để đào tạo, chi phí cho giảng viên cũng thấp (sử dụng ngay phần lớn lực lượng giảng viên tại chỗ),…
Các SV Việt Nam do “mê” tấm bằng quốc tế, nên đã vô tình học ĐH với chất lượng nội, nội dung chương trình và việc giảng dạy cũng không khác với các trường ĐH trong nước bao nhiêu – nhưng lại đóng tiền theo cách “ngoại”, tức là một số học phí không nhỏ (trung bình khoảng từ 4.000 USD/năm).
Muốn bán một sản phẩm hàng hóa tiêu dùng, đầu tiên phải làm quảng cáo để nhiều người biết đến sản phẩm và có độ tin cậy trước khi sử dụng. Trường đại học (ĐH) cũng vậy, danh tiếng rất quan trọng để sinh viên (SV) có thể biết và lựa chọn vào học. Nhất là khi mà chúng ta mở cửa hội nhập và muốn “nhập khẩu”ù một lượng sinh viên “quốc tế”, chứ không phải chỉ “xuất khẩu” sinh viên như bây giờ,…
Có nên xem sinh viên là khách hàng?
Câu hỏi này được đặt ra để cho thấy tầm quan trọng của “cầu” trước lĩnh vực “cung” của bậc ĐH. Vì nếu ta không nhìn thẳng vào sự thật – thì không tìm được trả lời. Các nhà “cung cấp đại học” quốc tế đã thỏa mãn được câu hỏi này. Họ xem SV của Việt Nam là những thượng đế – khách hàng. Ngược lại, ở trong nước, SV không được xem là khách hàng. Các trường ĐH, nhất là khối công lập xem họ như là thành phần phụ thuộc – không được phép đòi hỏi, chỉ được đến để “xin”, nên cho hay không là quyền của trường ĐH. Sinh viên ngày nay đi học không còn được “bao cấp” như lúc trước. Họ phải đóng học phí để trang trải việc học của mình. Tại sao chúng ta không xem họ như một khách hàng? Hãy trân trọng họ và có thái độ phục vụ việc học của SV một cách tốt nhất.
Danh tiếng hay “thương hiệu” của một trường ĐH ảnh hưởng mạnh đến ba yếu tố là: Giảng viên, sinh viên và nhà tuyển dụng - ông Nguyễn Mạnh Tường (MBA), giám đốc điều hành Max Communications (một công ty PR nổi tiếng, đã từng tổ chức buổi gặp gỡ giữa tổng thống Mỹ Bill Clinton với các doanh nghiệp Việt Nam) đã thẳng thắn nhận định vấn đề trên. Bởi, theo ông Tường, một thương hiệu ĐH tốt sẽ tạo “lực hút” đối tượng giảng viên đến. Thầy giỏi, dĩ nhiên sẽ “kéo” nhiều sinh viên đến để có điều kiện học giỏi. Và hệ quả của nó – nhà tuyển dụng lao vào tìm sinh viên xuất sắc để tuyển dụng. Như vậy, xã hội được lợi khi có những nhân tài phục vụ trong tất cả các lĩnh vực.
Nguồn: SGGP
Trường Đại học RMIT Việt Nam (Australia) là ĐH có 100% vốn nước ngoài lần đầu tiên ở Việt Nam. RMIT Việt Nam là một cơ sở đại học của Học viện Hoàng gia Melbourne, đã đầu tư 37 triệu USD vào xây dựng trường lớp với sức chứa khoảng 3.000 SV và nhân viên (bao gồm: trung tâm giảng dạy, nơi thực tập CNTT, nhà hát, thư viện, phòng y tế hiện đại, trung tâm mua sắm,...). Và tất nhiên, RMIT Việt Nam luôn là chỗ “mơ ước” cho sinh viên Việt Nam. Như vậy, nếu ta nói về tài chính: Với số tiền 37 triệu USD (tương đương cỡ 600 tỉ VNĐ) thì không quá lớn đối với Việt Nam để có một trường “quốc tế”.
Đối với các trường ĐH lớn và đa ngành như: Cambridge (Anh), Havard (Mỹ), Tokyo (Nhật), Leiden (đại học chuyên về Luật của Hà Lan – nơi mà cố Thủ tướng Anh Winston Churchil và cựu Tổng thống Nam Phi Nelson Mandela từng học tập),... thương hiệu và uy tín của họ có lúc lại “nhờ” chiêu dụ các SV xuất sắc, con cháu những gia đình quí tộc và giàu có của thế giới vào học.
Tất nhiên, mức học phí cao “ngất” và phải qua những sát hạch đầu vào chặt chẽ và khắc nghiệt. Việc tiếp thị và quảng cáo đối với những trường này vô cùng quan trọng, dù đã nổi tiếng nhiều, nhưng việc tiếp thị hình ảnh bao giờ cũng được quan tâm hàng đầu.
Ví dụ: Mời các nhà chính trị, các nguyên thủ quốc gia đến phát biểu và giao lưu với SV, trao bằng tiến sĩ danh dự cho các nhân vật nổi tiếng (dĩ nhiên sẽ được ăn theo), tặng học bổng cho các thần đồng để thu hút nhân tài,… Tất nhiên, nhiều khi họ cũng dựa vào uy tín của chất lượng đào tạo tốt và có truyền thống lâu đời. Hoặc như ĐH Bắc Kinh và ĐH Thanh Hoa (Trung Quốc), để mau chóng có thương hiệu quốc tế, chính phủ Trung Quốc đã đầu tư hàng trăm triệu USD để nâng cấp và tăng cường chất lượng đào tạo, nâng lên tầm vóc quốc tế.
Một hình thức khá phổ biến hiện nay là sự liên kết đào tạo tại Việt Nam của nhiều trường ĐH (không nổi tiếng) nước ngoài. Những trường ĐH quốc tế này đã nhanh chân bằng cách hợp tác đào tạo với những trường ĐH có số lượng SV cao. Điều này rất có lợi cho họ vì: Không cần phải đầu tư nhiều vào cơ sở vật chất, có ngay số lượng học sinh tương đối để đào tạo, chi phí cho giảng viên cũng thấp (sử dụng ngay phần lớn lực lượng giảng viên tại chỗ),…
Các SV Việt Nam do “mê” tấm bằng quốc tế, nên đã vô tình học ĐH với chất lượng nội, nội dung chương trình và việc giảng dạy cũng không khác với các trường ĐH trong nước bao nhiêu – nhưng lại đóng tiền theo cách “ngoại”, tức là một số học phí không nhỏ (trung bình khoảng từ 4.000 USD/năm).
Muốn bán một sản phẩm hàng hóa tiêu dùng, đầu tiên phải làm quảng cáo để nhiều người biết đến sản phẩm và có độ tin cậy trước khi sử dụng. Trường đại học (ĐH) cũng vậy, danh tiếng rất quan trọng để sinh viên (SV) có thể biết và lựa chọn vào học. Nhất là khi mà chúng ta mở cửa hội nhập và muốn “nhập khẩu”ù một lượng sinh viên “quốc tế”, chứ không phải chỉ “xuất khẩu” sinh viên như bây giờ,…
Có nên xem sinh viên là khách hàng?
Câu hỏi này được đặt ra để cho thấy tầm quan trọng của “cầu” trước lĩnh vực “cung” của bậc ĐH. Vì nếu ta không nhìn thẳng vào sự thật – thì không tìm được trả lời. Các nhà “cung cấp đại học” quốc tế đã thỏa mãn được câu hỏi này. Họ xem SV của Việt Nam là những thượng đế – khách hàng. Ngược lại, ở trong nước, SV không được xem là khách hàng. Các trường ĐH, nhất là khối công lập xem họ như là thành phần phụ thuộc – không được phép đòi hỏi, chỉ được đến để “xin”, nên cho hay không là quyền của trường ĐH. Sinh viên ngày nay đi học không còn được “bao cấp” như lúc trước. Họ phải đóng học phí để trang trải việc học của mình. Tại sao chúng ta không xem họ như một khách hàng? Hãy trân trọng họ và có thái độ phục vụ việc học của SV một cách tốt nhất.
Danh tiếng hay “thương hiệu” của một trường ĐH ảnh hưởng mạnh đến ba yếu tố là: Giảng viên, sinh viên và nhà tuyển dụng - ông Nguyễn Mạnh Tường (MBA), giám đốc điều hành Max Communications (một công ty PR nổi tiếng, đã từng tổ chức buổi gặp gỡ giữa tổng thống Mỹ Bill Clinton với các doanh nghiệp Việt Nam) đã thẳng thắn nhận định vấn đề trên. Bởi, theo ông Tường, một thương hiệu ĐH tốt sẽ tạo “lực hút” đối tượng giảng viên đến. Thầy giỏi, dĩ nhiên sẽ “kéo” nhiều sinh viên đến để có điều kiện học giỏi. Và hệ quả của nó – nhà tuyển dụng lao vào tìm sinh viên xuất sắc để tuyển dụng. Như vậy, xã hội được lợi khi có những nhân tài phục vụ trong tất cả các lĩnh vực.
Nguồn: SGGP